Nghệ An: Cần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

Tính đến tháng 6 năm 2023, số làng nghề toàn tỉnh là 182 làng nghề. Đến nay đã có 62/182 làng nghề được UBND tỉnh hỗ trợ đầu tư xây dựng với tổng số tiền hơn 140 tỷ đồng; nhiều làng nghề đã có hệ thống giao thông nội làng, hệ thống xử lý nước thải. Một số làng nghề đã xây dựng và đi vào hoạt động tại khu sản xuất tập trung theo quy hoạch: Làng nghề ngói Cừa (Tân Kỳ), Làng nghề chế biến hải sản Ngọc Văn, Diễn Ngọc (Diễn Châu)…Các làng nghề hoạt động chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, công nghệ sản xuất lạc hậu, sản xuất manh mún, quy mô nhỏ.

Anh-tin-bai

Đoàn công tác đi thẩm định đánh giá các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tại làng nghề hương trầm Quỳ Châu

    Hiện nay Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm chú trọng đến việc bảo tồn và phát triển các Làng nghề truyền thống để giữ gìn bản sắc dân tộc. Bảo tồn và phát triển làng nghề nhằm gìn giữ và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của làng nghề, thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng cho các sản phẩm làng nghề; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; bảo vệ cảnh quan, không gian và môi trường, xây dựng các khu dân cư, làng văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn bền vững.

Sau 5 năm thực hiện Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn (2019 - 2023) trong điều kiện khó khăn, ảnh hưởng dịch Covid-19, nguồn lực hạn chế, cơ chế chính sách tuy đã ban hành nhưng chưa bố trí đủ nguồn vốn để thực hiện. Song với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các Bộ, ngành Trung ương; với quyết tâm chính trị cao của cấp ủy chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là sự đồng tình, hưởng ứng của người dân, cộng với những chính sách, chương trình, đề án về phát triển kinh tế xã hội đã được các cấp ban hành, tổ chức thực hiện trong thời gian qua đã và đang phát huy hiệu quả góp phần vào thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh của các làng nghề, nâng cao giá trị hàng hóa làm tăng thu nhập và góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần ở nông thôn.

 Đến hết năm 2022 toàn tỉnh đã có 182 làng nghề được UBND tỉnh công nhận, trong đó có 16 sản phẩm của các làng nghề đã được công nhận sản phẩm OCOP và có 36 HTX được thành lập trong các làng nghề, có 28 làng nghề gắn với Du lịch; toàn tỉnh có 03 nghệ nhân, 24 thợ giỏi; nhiều nghề, làng nghề từng bị mai một đang dần được khôi phục và phát triển. Qua đó, đã góp phần từng bước thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn và cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; đến nay, toàn tỉnh đã có 309/411 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 75,18%); 9 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 53 xã nông thôn mới nâng cao; 6 xã nông thôn mới kiễu mẫu và 403 sản phẩm OCOP đạt hạng 03 sao trở lên.      

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển ngành nghề nông thôn thời gian qua vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, bất cập, chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh trong phát triển làng nghề của các địa phương; toàn tỉnh hiện có 40 làng nghề đang ngừng hoạt động, quy mô sản xuất của một số làng nghề có xu hướng giảm và có nguy cơ mai một,….

 Vì vậy, để tiếp tục kế thừa và phát huy những thành tựu đạt được của phát triển làng nghề, khắc phục được những hạn chế, vướng mắc nhằm thu hút nhiều hơn nữa sự quan tâm của các làng nghề và người dân về bảo tồn và phát triển làng nghề thì việc tiếp tục ban hành Đề án “Bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh Nghệ An giai đoạn 2023 - 2030” là hết sức cần thiết.

Tỉnh Nghệ An đã ban hành rất nhiều các văn bản, Nghị Quyết về công tác hỗ trợ và phát triển làng nghề: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020-2025; Chương trình số 03-CTr/TU ngày 25/12/2020 của Tỉnh ủy Nghệ An về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025; Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 23/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An về phát triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030; Nghị quyết số 13/2018/NQ-HĐND ngày 12/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An quy định về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Nghị quyết số 14/2018/NQ-HĐND ngày 12/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐND ngày 12/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về một số chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Nghị quyết số 07/2020/NQ-HĐND ngày 22/7/2020 của HĐND tỉnh Nghệ An về một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 25/2020/NQ-HĐND ngày 13/12/2020 của HĐND tỉnh Nghệ An về quy định một số chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 18/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 -2025; Nghị quyết số 22/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An Ban hành quy định một số chính sách phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Nghị quyết số 25/2022/NQ-HĐND ngày 12/11/2022 về quy định một số nội dung và mức hỗ trợ sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Quyết định số 69/QĐ-UBND ngày 13/01/2021 của UBND tỉnh Nghệ An về Kế hoạch triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025; Kế hoạch số 174/KH-UBND của UBND tỉnh về phát triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2021-2030. Quyết định số 3396/QĐ-UBND  ngày 06/8/2015 của UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 3543/QĐ-UBND ngày 22/7/2016 của UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt quy hoạch phát triển rừng nguyên liệu tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới  giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 3567/QĐ-UBND ngày 13/10/2020 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt nhiệm vụ đề cương “Đề án phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (gọi là Đề án); Kế hoạch số 133/KH-UBND ngày 03/3/2023 của UBND tỉnh về việc thực hiện chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025.

Nhờ sự quan tâm của các cấp chính quyền, trong những năm qua các làng nghề đã phát huy những tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, là nơi lưu giữ và thể hiện những nét riêng biệt nền văn hoá của mỗi vùng quê. Sự tồn tại và phát triển của các làng nghề đã khẳng định vị thế và vai trò của nó trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, là một trong những mục tiêu quan trọng để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, góp phần phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống của nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong xây dựng nông thôn mới.

Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 về phát triển ngành nghề nông thôn. Nhằm hỗ trợ phát triển làng nghề trên địa bàn; Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐND ngày 12/7/2019 về một số chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Sau 03 năm thực hiện Nghị quyết Ngân sách tỉnh đã bố trí được 3,25 tỷ đồng, trong đó 1,25 tỷ đồng để hỗ trợ công nhận các làng nghề theo khoản 2 điều 2 của Nghị quyết và 2 tỷ đồng bố trí từ nguồn (hỗ trợ khác) cho làng nghề sản xuất muối xã Diễn Kim huyện Diễn Châu còn các nội dung khác chưa thực hiện được.

Tổng nguồn vốn huy động thực hiện phát triển làng nghề giai đoạn 2019-2022 đạt 252.112 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước: 3.250 tỷ đồng, chiếm 1,28%; Vốn tín dụng  82.124 tỷ đồng, chiếm 32,6%; Vốn tự có của các làng nghề: 166.738 tỷ đồng, chiếm 66,12%./.

Trần Thị Thanh Liên - Phòng HCTH
 
12345678910...
image advertisement
image advertisement
image advertisement


 TRUNG TÂM TƯ VẤN HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG THƯƠNG

 Địa chỉ: Số 70, đường Nguyễn Thị Minh Khai, TP Vinh, tỉnh Nghệ An

 Điện thoại: (+84-38).3595594

 Email: hotrophattriencongthuongnghean@gmail.com