Danh mục đối tượng kiểm định là máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương
Thực hiện công tác
quản lý nhà nước đối với việc vận hành, sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt
về an toàn, vệ sinh lao động. Trên cơ sở Luật
An toàn, vệ sinh lao động 2015, Bộ Công Thương đã ban hành các văn bản hướng dẫn, quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an
toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương trong đó:
Danh
mục đối tượng kiểm định là máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công
Thương theo Thông tư số
09/2017/TT-BCT và Thông tư 12/2020/TT-BCT
1. Đối tượng kiểm định nhóm A (nhóm A) là nồi hơi nhà máy
điện.
2. Đối tượng kiểm định nhóm B (nhóm B) là nồi hơi công nghiệp
có áp suất trên 16 bar, bình chịu áp lực, hệ thống đường ống dẫn hơi và nước
nóng.
Hình ảnh nồi hơi công nghiệp
3. Đối tượng kiểm định
nhóm C (nhóm C) là hệ thống điều chế, nạp, cấp, bình, bồn, bể
chứa sản phẩm dầu khí, khí dầu mỏ (LPG, LNG, CNG), đường ống vận chuyển, phân
phối khí dầu mỏ cố định bằng kim loại và đường ống công nghệ trong các công
trình dầu khí trên đất liền.
4. Đối tượng kiểm định nhóm D (nhóm
D) là chai chứa LPG.
5. Đối tượng kiểm định nhóm E
(nhóm E) là cột chống thủy lực đơn, giá khung di động và giàn chống tự
hành (cột chống thủy lực, vì chống thủy lực đơn, giá chống thủy lực và giàn
chống thủy lực) sử dụng trong khai thác hầm lò.
6. Đối tượng kiểm định nhóm G
(nhóm G) là tời, trục tải mỏ.
7. Đối tượng kiểm định nhóm H
(nhóm H) là thiết bị điện phòng nổ được sử dụng trong môi trường có nguy
cơ cháy, nổ.
8. Đối tượng kiểm định nhóm I (nhóm
I) là máy nổ mìn điện (trừ máy nổ mìn điện phòng nổ).
Hình ảnh máy nổ mìn điện
Kiểm
định an toàn là gì?
Kiểm định an
toàn hay còn gọi là kiểm định kỹ
thuật an toàn là hoạt động kiểm tra, thử nghiệm của một đơn vị kiểm tra theo
một quy trình nhất định nhằm đánh giá tình trạng an toàn của các loại thiết bị
trong quá trình vận hành.
Ngoài ra, đối với những thiết bị có mức độ rủi ro cao, nếu xảy ra sự cố
có thể ảnh hưởng đến tài sản, môi trường và đặc biệt là tính mạng con người. Vì
vậy, việc kiểm định an toàn thiết bị là một điều hết sức cần thiết. Tuy nhiên,
trong quá trình sử dụng, thiết bị phải được kiểm tra định kỳ (thời gian giữa 2
lần kiểm định sẽ phụ thuộc vào chủng loại và tình trạng của thiết bị).
Vì sao phải kiểm định an toàn thiết bị?
Hiện nay, thiết bị, máy móc
đã trở thành một phần không thể thiếu đối với các hoạt động sản xuất, kinh
doanh của mọi tổ chức/doanh nghiệp. Nó đóng một vai trò vô cùng quan trọng cho
sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, trong quá trình vận
hành không thể tránh khỏi việc các thiết bị máy móc xảy ra hư hỏng, tai nạn gây
mất an toàn cho người lao động. Đây được xem là một trong những lý do cho việc
kiểm định an toàn thiết bị, ngoài ra hoạt động này còn giúp doanh nghiệp:
Tuân thủ đầy đủ các yêu cầu
về luật pháp của Nhà nước trong hoạt động sử dụng thiết bị có yêu cầu nghiêm
ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
Đảm bảo an toàn cho người
lao động, người sử dụng, hàng hóa và tài sản trong quá trình vận hành thiết bị,
máy móc
Dễ dàng phát hiện ra những
vấn đề bất thường của thiết bị, máy móc từ đó đánh giá tình trạng hỏng hóc và
có những biện pháp khắc phục, sửa chữa kịp thời
Tăng hiệu suất và năng suất
lao động do thời gian làm việc của thiết bị, máy móc không bị gián đoạn
Giảm thiểu các trường hợp
tai nạn lao động và các chi phí phát sinh khi thiết bị, máy móc vận hành không
an toàn
Là bằng chứng pháp lý quan
trọng cung cấp cho các đơn vị bảo hiểm cũng như khách hàng khi đánh giá
Góp phần nâng cao hình ảnh,
uy tín của doanh nghiệp khi thiết bị, máy móc đã được đảm bảo an toàn lao
động.
Không kiểm định định kỳ
trong quá trình sử dụng các loại máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ
sinh lao động bị xử phạt như thế nào?
Theo khoản 4 Điều 24 Nghị
định 12/2022/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm quy định về sử dụng máy,
thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động như sau:
“4.
Mức xử phạt đối với hành vi không kiểm định trước khi đưa vào sử dụng hoặc
không kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư
có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật
như sau:
a)
Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 đến 03 máy, thiết
bị, vật tư;
b)
Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 04 đến 10 máy, thiết
bị, vật tư;
c)
Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 đến 20 máy, thiết
bị, vật tư;
d)
75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 21 máy, thiết bị, vật tư trở lên”
Như vậy, hành vi không kiểm định định kỳ trong quá trình sử
dụng các loại máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động có
thể bị xử phạt hành chính với mức xử phạt hành chính tương ứng với số lượng máy
móc, thiết bị, vật tư không được bảo trì như sau:
- Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ
01 đến 03 máy, thiết bị, vật tư;
- Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ
04 đến 10 máy, thiết bị, vật tư;
- Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ
11 đến 20 máy, thiết bị, vật tư;
- 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 21 máy, thiết bị, vật
tư trở lên.
Trên đây là nhưng quy định của pháp luật về danh mục đối tượng
kiểm định là máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương, Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn
phát triển Công Thương Nghệ An xin được thông tin tới quý độc giả và doanh nghiệp
được biết và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật./.
Tài liệu tham khảo: Thông tư số 09/2017/TT-BCT Tải về
; Thông tư 12/2020/TT-BCT Tải về
; Nghị định 12/2022/NĐ-CP Tải về