07/06/2022
Anh Thái Đăng Tiến – Người nâng tầm giá trị cây tre, cây mét
Cách trung tâm thành phố Vinh 200km ngược về xã Châu Khê, huyện Con Cuông, trên mảnh đất ấy nuôi dưỡng một mô hình khởi nghiệp sáng tạo của chàng thanh niên khởi nghiệp. Sau nhiều năm đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan, anh Thái Đăng Tiến sinh năm 1987 trở về quê hương Con Cuông lập nghiệp. Anh Tiến nhận thấy: Con Cuông là địa phương có nguồn nguyên liệu tre, trúc, mét rất dồi dào, có thể tái sinh trong thời gian ngắn. Nguồn nguyên liệu này có thể tạo ra những sản phẩm thân thiện với môi trường. Các sản phẩm đồ gia dụng, mỹ nghệ từ tre trúc hiện đang được thị trường ưa chuộng và trong tương lai sẽ dần thay thế cho các sản phẩm gây hại cho môi trường. Nghĩ là làm Anh dùng toàn bộ số tiền tích góp được để xây dựng mô hình chế biến, sản xuất các mặt hàng mỹ nghệ từ cây tre. Để nâng cao giá trị sản phẩm, anh mạnh dạn đầu tư máy luộc, máy sấy lạnh, hệ thống nồi hơi và một số máy chuyên dụng cầm tay nhằm nâng độ bền và tuổi thọ cho sản phẩm.
Cách trung tâm thành phố Vinh 200km ngược về xã Châu Khê, huyện Con Cuông, trên mảnh đất ấy nuôi dưỡng một mô hình khởi nghiệp sáng tạo của chàng thanh niên khởi nghiệp. Sau nhiều năm đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan, anh Thái Đăng Tiến sinh năm 1987 trở về quê hương Con Cuông lập nghiệp. Anh Tiến nhận thấy: Con Cuông là địa phương có nguồn nguyên liệu tre, trúc, mét rất dồi dào, có thể tái sinh trong thời gian ngắn. Nguồn nguyên liệu này có thể tạo ra những sản phẩm thân thiện với môi trường. Các sản phẩm đồ gia dụng, mỹ nghệ từ tre trúc hiện đang được thị trường ưa chuộng và trong tương lai sẽ dần thay thế cho các sản phẩm gây hại cho môi trường. Nghĩ là làm Anh dùng toàn bộ số tiền tích góp được để xây dựng mô hình chế biến, sản xuất các mặt hàng mỹ nghệ từ cây tre. Để nâng cao giá trị sản phẩm, anh mạnh dạn đầu tư máy luộc, máy sấy lạnh, hệ thống nồi hơi và một số máy chuyên dụng cầm tay nhằm nâng độ bền và tuổi thọ cho sản phẩm.
Làm tiền đề quan trọng để anh Tiến mở rộng sản xuất, năm 2019, anh Thái Đăng Tiến đã thành lập xưởng và Hợp tác xã Trà Lân Con Cuông tại tại thôn Khe Choăng, xã Châu Khê, huyện Con Cuông. Để biến trúc tre thành sản phẩm mỹ nghệ, Thái Đăng Tiến đã không ngừng lao tâm khổ tứ, học hỏi, mày mò tìm bí quyết chống mối mọt, sáng tạo mẫu mã cho từng sản phẩm. Tất cả các bộ phận cây tre, mét đều có thể trở thành nguyên liệu tốt cho các sản phẩm. Thân tre để làm cốc, ấm, bình đựng hoa, đồ trang trí. Cành thì làm tay cầm, vòi nước, gốc tre để làm những ấm trà. Các sản phẩm chế tác từ phần gốc, rễ của cây tre dù cùng chủng loại cũng không thể giống nhau mà sẽ mang nét riêng biệt. Trong quá trình triển khai ý tưởng, thành lập hợp tác xã, anh Tiến nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo chính quyền địa phương và cơ quan chức năng. Sau 3 năm lập nghiệp, đến nay Hợp tác xã Trà Lân Con Cuông do Thái Đăng Tiến thành lập mỗi tháng thu mua hơn 10 tấn nguyên liệu tre, mét của người dân để chế tác hàng trăm loại sản phẩm khác nhau từ tre, mét, gồm: thìa tre, hộp đựng bút, thân bút bi, cốc uống nước cho đến bình hoa hay những bộ ấm chén tinh xảo, cầu kỳ… Nhiều sản phẩm được ngợi khen vì ý tưởng độc đáo, tính thẩm mỹ tinh tế và hữu dụng. Xưởng có 15 lao động làm việc (trong đó có 7 lao động lành nghề, 3 người khuyết tật), với mức thu nhập bình quân 4-5 triệu đồng/tháng. Năm 2021, anh Thái Đăng Tiến tham gia cuộc thi “Ý tưởng, dự án khởi nghiệp trong thanh niên tỉnh Nghệ An năm 2021” với dự án “Phát triển chuỗi giá trị cây tre bản địa theo hướng bền vững” và giành được giải nhất. Năm 2022 sản phẩm Đồ lưu niệm ống tre của Hợp tác xã Trà Lân Con Cuông được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh.

Sản phẩm từ ý tưởng của anh Thái Đức Tiến
Trên mảnh đất Khe Choăng, xã Châu Khê nơi được thiên nhiên ưu đãi nguồn tài nguyên tre, trúc, nứa bạt ngàn, thế nhưng người dân nơi đây chỉ biết bán làm cốt pha, giàn giáo… Nhưng với ý tưởng sản xuất sản phẩm mỹ nghệ của anh Tiến không chỉ nâng cao hiệu quả kinh tế của cây tre vốn rất nhiều ở địa phương mà còn tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần bảo vệ môi trường; đồng thời tiếp tục mở ra những triển vọng vừa phát triển kinh tế từ ngành nghề truyền thống vừa giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào huyện Con Cuông. Hiện nay, các sản phẩm mỹ nghệ từ cây tre của Hợp tác xã Trà Lân Con Cuông được bán rộng rãi tại nhiều địa phương, các gian hàng lưu niệm trong và ngoài tỉnh, bán và giới thiệu tại các hội chợ, triển lãm, oline… Anh Tiến chia sẻ: “chỉ cần mình chậm chân, thụ động không thay đổi mẫu mã là sẽ bị khách hàng quay lưng ngay, nên tôi luôn chia sẻ với cộng sự về ý thức khám phá, sáng tạo, đổi mới không ngừng, không phải chạy theo mà là đón đầu thị hiếu khách hàng”. Ý tưởng này sẽ là một bước đột phá trong khởi nghiệp cho các thanh niên làm giàu chính đáng trên quê hương mình./.
Hoàng Yến - Phòng Khuyến công