Tìm hướng tiêu thụ sản phẩm dệt thổ cẩm để nâng cao thu nhập cho người dân tại các làng nghề.

Dệt thổ cẩm vốn là một trong những nghề truyền thống của các đồng bào các dân tộc thiểu số. Bởi vậy, những năm qua nhiều địa phương ở các huyện miền núi đã quan tâm giữ gìn và phát huy nghề dệt thổ cẩm để phát triển các sản phẩm du lịch, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho bà con. Tuy nhiên những năm qua không ít làng nghề dệt thổ cẩm vẫn đứng trước những khó khăn, thách thức. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 15 làng nghề dệt thổ cẩm được UBND tỉnh công nhận chủ yếu tập trung ở các huyện miền núi; Tân Kỳ, Tương Dương, Con cuông. Kỳ Sơn, Quỳ Châu, Quế Phong trong đó tại huyện Kỳ Sơn hiện có 10 làng nghề được UBND tỉnh công nhận, có những làng nghề đã hình thành và phát triển như làng nghề Bản Na xã Hữu lập, Bản Nọng Dẻ xã Nậm Cắn được công nhận từ năm 2010 đến nay, song cũng không phủ nhận được những hạn chế tồn tại một số làng nghề: Mẫu mã còn đơn giản chưa đổi mới về kiểu cách, đường nét hoa văn còn thô sơ, sản phẩm sản xuất ra chưa đáp ứng nhu cầu thị trường, mức tiêu thụ chậm dẫn đến thu nhập của người làm nghề dệt thổ cẩm còn thấp hơn nhiều so với thu nhập từ các nghề khác.

          Tại Làng nghề dệt thổ cẩm bản Xốp Thập của xã Hữu Lập (Kỳ Sơn) được UBND  tỉnh công nhận làng nghề từ năm 2016. Chị Lô Thị Hoa chia sẻ vì sao người dân không mặn mà với nghề dệt thổ cẩm bởi nguyên nhân chính do thu nhập thấp không đủ để trang trải cuộc sống. nhiều thanh niên trẻ trong làng không còn gắn bó với nghề truyền thống bỏ đi làm ăn xa. Hiện nay tại bản số chị em gắn bó với nghề rất ít. Bất cập là mẫu mã sản phẩm ít đổi mới, chưa theo kịp thị hiếu thị trường nên khó tiêu thụ, cùng với đó làng nghề chủ yếu làm thủ công chưa có máy khâu nên chưa có sản phẩm may sẵn, trong khi thị trường đòi hỏi thường xuyên cập nhật, thay đổi những  đường nét hoa văn phù hợp với nhu cầu.

Anh-tin-bai

Chị Lô Thị Hoa không khỏi băn khoăn: Để dệt hoàn thành một tâm vải đủ để làm chân váy, nếu người có tay nghề cao cũng phải làm liên tục từ 2 ngày đến 3 ngày, với người tay nghề trung bính để hoàn thành sản phẩm phải kéo dài 1 tuần mới xong. Tuy nhiên đầu tư thời gian để hoàn thiện 1 sản phẩm không phải là ít nhưng chỉ bán được với giá 400.000 đồng đến 600.000 đồng/ sản phẩm, trong đó tiền mua vật liệu chiếm khoảng hơn 300.000 đồng.Với mức thu nhập đó là thấp hơn so với các nghề khác thì không đảm bảo cuộc sống cho người dân làm nghề dêt thổ cẩm ở nơi đây. Theo chia sẻ của các người dân tại làng nghề dệt thổ cẩm thì thu nhập bình quân từ nghề dệt thổ cẩm chỉ đạt mức từ 1.5 đến 1.7 triệu/ tháng/ người. Vì vậy nghề dệt và cắt may thổ cẩm tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi, với số lao động có tay nghề về lĩnh vực dệt thổ cẩm không phải ở con số ít. Chị Hoa thẳng thắn nhận định, nghề dệt thổ cẩm đã góp phần tạo việc làm tại chỗ cho phụ nữ, song những năm gần đây thiếu tính bền vững.Thấy rõ, vấn đề bất cập chung tại các làng nghề dệt thổ cẩm trên địa bàn tỉnh là không có thị trường tiêu thụ ổn định. Sản phẩm thổ cẩm đang mất dần chỗ đứng và dần mai một, vì đồng bào các dân tộc cũng đang dần chuyển sang sử dụng các sản phẩm dệt may công nghiệp thay thế các trang phục truyền thống.

Để duy trì và phát triển nghề dệt thổ cẩm, theo ý kiến của các làng nghề tại các địa phương, bên cạnh sự tích cực tham gia của người dân, của các cá nhân, tổ chức tâm huyết với nghề, cần có nhiều giải pháp mang tính tổng thể. Cần có chính sách hỗ trợ kinh phí để hộ gia đình ở làng nghề mua sắm, cải tiến khung, thoi, lược, dệt giúp cho người lao động tiếp cận kỹ thuật mới trong sản xuất, mở các lớp đào tạo nâng tay nghề để  tạo ra những sản phẩm có chất lượng và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Đồng thời, tạo điều kiện để càng làng nghề tiếp cận được với các doanh nghiệp làm đầu mối phát triển làm nòng cốt tiêu thụ sản phẩm, từ đó tạo đà cho các làng nghề phát triển ổn định và bền vững, duy trì và phát triển nguồn lao động làm nghề tại địa phương. Cùng với đó, theo những người tâm huyết với nghề dệt thổ cẩm, để nghề này phát triển mạnh, cần hơn hết là xây dựng làng nghề thổ cẩm thành các điểm đến tham quan cho khách du lịch; tạo điều kiện cho người tham gia làm nghề được học hỏi, giao lưu học hỏi kinh nghiệm với nghề dệt thổ cẩm của các tỉnh bạn để phát triển tay nghề, tạo ra các sản phẩm có giá trị khi đưa ra thị trường tiêu thụ và cũng là mục đích bản tồn duy trì và phát triển nghề dệt thổ cẩm tại các địa phương./.

Chế Vinh - Phòng Hỗ trợ và Tư vấn
image advertisement
image advertisement
image advertisement


 TRUNG TÂM TƯ VẤN HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG THƯƠNG

 Địa chỉ: Số 70, đường Nguyễn Thị Minh Khai, TP Vinh, tỉnh Nghệ An

 Điện thoại: (+84-38).3595594

 Email: hotrophattriencongthuongnghean@gmail.com