Nghệ An là tỉnh có bề dày văn hóa, lịch sử lâu đời
với nhiều làng nghề truyền thống độc đáo. Các làng nghề này không chỉ tạo ra
các sản phẩm đặc sắc mà còn lưu giữ các giá trị văn hóa phi vật thể quý báu. Theo
số liệu thống kê đến năm 2023, Nghệ An là tỉnh có số lượng làng nghề không hề
khiêm tốn, toàn tỉnh có 189 làng nghề và là địa phương có nhiều vùng nguyên liệu
đáp ứng cho làng nghề phát triển. Một số làng nghề tiêu biểu ở Nghệ An bao gồm:
- Làng nghề dệt thổ cẩm Hoa Tiến (Quỳ Châu): Nổi tiếng
với những sản phẩm thổ cẩm tinh xảo, mang đậm nét văn hóa của đồng bào dân tộc
Thái.
Công
chúa Bang Terengganu Malaysia đang nhìm say đắm từng mũi kim sợi chỉ do nghệ
nhân HTX làng nghệ thổ cẩm Hoa Tiến thêu chân váy
- Làng nghề làm tương Nam Đàn: Sản phẩm tương Nam
Đàn đã trở thành đặc sản nổi tiếng, mang thương hiệu vùng quê xứ Nghệ.
Hình
ảnh làng nghề Tương Nam Đàn
- Làng nghề đóng
tàu Trung Kiên (Nghi Thiết, Nghi Lộc): Chuyên đóng thuyền
đánh cá (khoảng 25-50 tấn). Tàu thuyền lớn, mũi đứng lắp từ 1-3 máy (60 mã lực),
tàu xa bờ (150-200 mã lực)…
Các làng nghề này không chỉ đóng vai trò phát triển
kinh tế mà còn là tài nguyên du lịch tiềm năng, thu hút du khách trong và ngoài
nước đến khám phá văn hóa và trải nghiệm thực tế.
Xác định rõ điều đó, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành
Đề án "Bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn
2023-2030". Trọng tâm cho mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 sẽ khôi phục, bảo
tồn được ít nhất 01 nghề truyền thống và 01 làng nghề truyền thống có nguy cơ
mai một, thất truyền; Công nhận mới ít nhất 18 làng nghề, ít nhất 01 làng nghề
truyền thống, trong đó có 02 làng nghề gắn với du lịch; Trên 70% làng nghề,
làng nghề truyền thố ng hoạt động có hiệu quả; Có ít nhất 80% người lao động
trong làng nghề được đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao kỳ năng nghề, kỹ
năng vệ sinh an toàn lao động và kiến thức công nghệ thông tin cơ bản; phấn đấu
mỗi năm tổ chức từ 03 - 04 lớp dạy nghề, truyền nghề tại các làng nghề; Có ít
nhất 01 làng nghề truyền thống và 6 làng nghề có sản phẩm được phân hạng theo
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân
các làng nghề đạt khoảng 10%/năm;...
Một số kết
quả đạt được trong việc bước đầu phát triển làng nghề gắn với du lịch ở Nghệ An
Gia tăng doanh thu và việc làm:
Kết hợp làng nghề với du lịch đã tạo thêm việc làm ổn định cho nhiều lao động địa
phương. Thu nhập của người dân trong các làng nghề được cải thiện nhờ tăng nhu
cầu sản phẩm từ du khách.
Nâng cao giá trị sản phẩm: Các sản phẩm làng nghề
được chế tác tinh xảo, cải tiến mẫu mã, đồng thời được gắn với câu chuyện văn
hóa địa phương, giúp gia tăng giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường.
Tăng lượng khách du lịch: Các
làng nghề như Hoa Tiến (Quỳ Châu), Nam Đàn, Thanh Chương đã trở thành điểm đến
hấp dẫn, thu hút hàng nghìn lượt khách mỗi năm. Du khách không chỉ đến tham
quan mà còn mua sắm sản phẩm và trải nghiệm các hoạt động văn hóa đặc sắc.
Quảng bá văn hóa Nghệ An: Thông qua du lịch, các
giá trị văn hóa truyền thống gắn liền với các làng nghề được lan tỏa rộng rãi,
giúp nâng cao nhận thức và tình yêu đối với văn hóa xứ Nghệ.
Gìn giữ kỹ
thuật sản xuất truyền thống: Nhiều kỹ thuật sản xuất thủ công lâu đời,
như dệt thổ cẩm, làm tương, chế tác gỗ, được bảo tồn và truyền dạy cho thế hệ
trẻ thông qua các hoạt động du lịch.
Ứng dụng công nghệ số: Một số làng nghề đã bắt đầu
sử dụng công nghệ số để quảng bá sản phẩm, như tạo website, bán hàng qua sàn
thương mại điện tử, hay livestream quảng bá trên mạng xã hội.
Một số giải pháp phát triển làng nghề
gắn với du lịch ở Nghệ An
Hỗ trợ các nghệ nhân trong việc gìn giữ
và truyền dạy kỹ thuật sản xuất truyền thống cho thế hệ trẻ, tránh nguy cơ mai
một. Kết hợp giữa yếu tố truyền thống và hiện đại để sản phẩm làng nghề phù
hợp hơn với thị hiếu thị trường.
Xây dựng đường sá kết nối thuận lợi đến
các làng nghề nhằm tạo điều kiện cho du khách di chuyển dễ dàng. Quy
hoạch các khu vực trưng bày, giới thiệu quy trình sản xuất và tổ chức các hoạt
động trải nghiệm để du khách tham gia trực tiếp vào quá trình làm ra sản phẩm.
Xây
dựng các nền tảng trực tuyến, sử dụng mạng xã hội, website để quảng bá làng
nghề và sản phẩm đến với đông đảo du khách.
Thường
xuyên tổ chức các sự kiện văn hóa, triển lãm sản phẩm làng nghề kết hợp với du
lịch để thu hút sự quan tâm của khách hàng trong nước và quốc tế.
Tổ
chức các chương trình cho du khách tham gia trực tiếp vào hoạt động như dệt thổ
cẩm, làm tương, chạm khắc gỗ… để họ cảm nhận được giá trị văn hóa của sản phẩm.
Hợp
tác với các công ty lữ hành để xây dựng các tour du lịch làng nghề kết hợp khám
phá văn hóa và cảnh đẹp của Nghệ An.
Đầu
tư cải tiến mẫu mã và bao bì sản phẩm làng nghề, giúp tăng tính cạnh tranh trên
thị trường.
Đưa
các sản phẩm làng nghề lên các sàn thương mại điện tử để mở rộng thị trường và
nâng cao giá trị thương hiệu.
Việc
phát triển làng nghề gắn với du lịch ở Nghệ An là hướng đi chiến lược và bền
vững. Đây không chỉ là cơ hội để bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống mà
còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh. Để đạt được mục tiêu này, cần sự phối hợp chặt chẽ
giữa các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người dân địa phương./.