Việc tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung -
cầu, đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi giúp kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản
xuất, kinh doanh và phát triển thị trường trong, ngoài nước.
Tìm cách tiếp cận thị trường cho sản
phẩm OCOP
Nhận biết tiềm năng
từ đất nông nghiệp và nông sản Việt, đặc biệt là ngũ cốc, rất nhiều công ty,
doanh nhiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã sáng lập thương hiệu ngũ cốc dinh dưỡng
để phục vụ như cầu tiêu dùng của người dân. Đầu năm 2020, ở phường Nghi Hòa,
thị xã Cửa Lò được biết anh Hoàng Xuân Tuấn và chị Phan Thị Liên đã tìm tòi, học
hỏi để sáng lập thương hiệu ngũ cốc dinh dưỡng (nay là Công ty TNHH Dinh dưỡng Hadalifa). Hiện
nay, công ty liên kết với các hợp tác xã xây dựng vùng nguyên liệu sạch 240 ha
đảm bảo chủ động nguyên liệu, được trồng và chăm sóc theo tiêu chuẩn nông sản
sạch tại các huyện trong tỉnh. Năm 2023, sản phẩm bột ngũ cốc Hadalifa của
doanh nghiệp được công nhận đạt tiêu chuẩn 3 sao OCOP. Năm 2024 ngũ cốc
Hadalifa được Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An công nhận là sản phẩm công nghiệp nông
thôn tiêu biểu cấp tỉnh. 10 tháng đầu năm 2024 doanh thu của Công ty đạt hơn 11
tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 10 lao động, với thu nhập bình quân 12 triệu
đồng/người/tháng. Đến nay sản phẩm bột ngũ cốc Hadalifa tiếp cận thị trường Thái
Lan.
Để sản phẩm OCOP đến
được với người tiêu dùng, mở rộng thị trường, doanh nghiệp thường xuyên tham
gia các hội chợ trong cả nước, xúc tiến tìm kiếm thị trường nước ngoài như Thái
Lan, Nga,... Chị Liên, Giám đốc công ty chia sẻ: "Việc tham gia các hội
chợ, hội nghị kết nối cung - cầu là cơ hội để chúng tôi quảng bá, giới thiệu
sản phẩm, tiếp cận người tiêu dùng. Do đó, cứ có cơ hội là chúng tôi tìm hiểu
để tham gia. Nhờ đó, sản phẩm tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng, mở rộng
thị phần, góp phần đưa sản phẩm sạch, chất lượng đến người tiêu
dùng". Điều đáng ghi nhận là nhiều doanh nghiệp không ngừng nâng chất
lượng sảnphẩm, đầu tư bao bì, nhãn mác, tìm kiếm thị trường đầu ra. Nắm bắt
được xu thế vận động đó, các cơ quan, tổ
chức liên tục tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu
hàng hóa, thực hiện các phiên chợ hàng Việt.
Mới đây, trong 3 ngày
(28-30/10), tại huyện Tương Dương, Chi cục Kinh tế hợp tác và PTNT tỉnh Nghệ An
phối hợp với UBND huyện Tương Dương tổ chức phiên chợ nông sản đặc trưng và sản phẩm OCOP.
Phiên chợ đã thu hút đông đảo doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân điển hình
trong lĩnh vực nông nghiệp tham gia trưng bày sản phẩm. Với quy mô 25 gian
hàng, trong đó, huyện Tương Dương có 10 gian hàng, các gian hàng còn lại đến từ
các địa phương trong tỉnh như: Diễn Châu, Đô Lương, Anh Sơn, Con Cuông. Đây là
dịp để các đơn vị giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng, các nhà phân phối,
đại lý, siêu thị.
Trước đó, để cùng đẩy mạnh
xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm, ngày 25/10, UBND TP. Vinh đã tổ chức sự
kiện Kết nối cung – cầu hàng hóa. Sự kiện này đã thu hút 40 doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh Nghệ An tham gia giới thiệu, quảng bá sản phẩm đặc trưng và sản
phẩm OCOP, với 200 mặt hàng được trưng bày ở các gian hàng dọc 2 bên phố đi bộ
Hồ Tùng Mậu (TP. Vinh). Chương trình được tổ chức nhằm hỗ trợ các đơn vị
sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc trưng của TP. Vinh
và các huyện, thị trên địa bàn tỉnh. Tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu
thụ; đưa sản phẩm vào hệ thống các siêu thị, nhà phân phối, đơn
vị cung ứng trên địa bàn.
Gian hàng giới thiệu sản phẩm hội chợ OCOP
Tăng cường kết nối giao thương
Lâu nay, hình ảnh các
công ty, doanh nghiệp như: Công ty TNHH Dinh dưỡngHadalifa, Công ty CP C&G
food, Công ty CP Thủy sản Nghệ An, Công ty TNHH XNK Thảo dược Hằng moon, Công ty CP Thực
phẩm Tứ Phương… không còn xa lạ với người tiêu dùng. Các sản phẩm OCOP do đại
diện công ty, doanh nghiệp của Nghệ An trưng bày, giới thiệu tại sự kiện đã
mang lại sự phong phú, đa dạng các sản phẩm; thu hút sự quan tâm của đông đảo
người dân, các tổ chức đối tác trong va ngoài nước.
Theo nguồn tin từ
phòng Quản lý thương mại, Sở Công Thương: Thời gian qua, chúng tôi tăng cường
hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường trong nước và các hoạt động xúc tiến
thương mại, kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm. Tổ chức gian hàng trưng bày
hàng hóa, sản phẩm vì người tiêu dùng trong chuỗi sự kiện hoạt động hưởng ứng
Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam; Xây dựng kế hoạch tổ chức phiên chợ
hàng Việt về miền núi tại địa bàn huyện; Tổ chức đoàn doanh nghiệp Nghệ An
tham gia hoạt động kết nối giao thương tại các hội chợ lớn trong nước.
“Chúng tôi cũng
thường xuyên phối hợp với các địa phương, tổ chức làm việc, nắm bắt tình hình
hoạt động của doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất và tình hình thu hoạch, tiêu thụ
các sản phẩm nông sản trên địa bàn để kịp thời đồng hành hỗ trợ, tháo gỡ khó
khăn, cung cấp thông tin phục vụ kết nối tiêu thụ nông sản. Các hộ sản xuất,
HTX, doanh nghiệp khi tham gia trưng bày sản phẩm đều mong muốn được kết nối,
lựachọn sản phẩm đưa vào kệ hàng của các siêu thị lớn. Qua đó, tăng thị phần, doanhthu,
mang sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng”, Trưởng phòng Quản lý thương mại, Sở Công Thương chia sẻ.
Ngoài ra, Sở Công
Thương tổ chức các Hội nghị kết nối giao thương giữa doanh nghiệp tỉnh Nghệ An
với doanh nghiệp tại Houston, Texas (Hoa Kỳ); tổ chức đoàn công tác tham dự
chương trình kết nối giao thương và Hội chợ tại Phnompenh -Campuchia và tham
gia các hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu trong và ngoài nước: Gian hàng
của tỉnh và tham gia chuỗi sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế”
tại TP. Hồ Chí Minh và chuỗi sự kiện xúc tiến thương mại, phát triển xuất, nhập
khẩu khu vực miền Trung tại Đà Nẵng…
Đối với các sản phẩm
công nghiệp dệt may, ngành tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may tham gia
các hoạt động xúc tiến thương mại, tiếp xúc với các tham tán thương mại để mở
rộng, tìm kiếm thị trường tiêu thụ,… Ghi nhận tại một số doanh nghiệp như: Minh
Anh Kim Liên, Hi-Tex, Sangwoo, Woin Vina,... đã có những tín hiệu tích cực về
đơn hàng tăng những tháng đầu năm 2024.
Lãnh đạo Sở Công
Thương cho biết, hiện nay, cùng với tăng cường hoạt động kết nối cung - cầu, mở
rộng thị trường tiêu thụ nông sản, tập trung khai thác tốt thị trường nội địa,
ngành Công Thương đẩy mạnh triển khai các hoạt động kết nối thương mại điện tử,
hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại trong các hoạt động phân phối và tiêu
thụ sản phẩm. Triển khai có hiệu quả các nền tảng công nghệ thông tin áp dụng
vào hoạt động xúc tiến thương mại, nhằm đáp ứng được yêu cầu của hoạt động xúc
tiến thương mại trong tình hình mới, nâng cao năng lực cạnh tranh. Thực hiện
các hình thức xúc tiến thương mại mới thông qua môi trường mạng, chuyển đổi
tham gia hiệu quả hệ sinh thái xúc tiến thương mại số./.