Ngày 12/11/2024 Uỷ ban nhân dân tỉnh
Nghệ An ban hành Quyết định số 3050 về việc ban hành Đề án chuyển đổi số tỉnh
Nghệ An đến năm 2030.
Theo Đề án Nghệ An đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2030 sẽ hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu
và dịch vụ số đồng bộ 3 cấp và kết nối với Trung ương; hoạt động giao dịch giữa
các cơ quan đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội
và giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp cơ bản được thực hiện trên các
nền tảng công nghệ số; 100% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 95% hồ sơ công việc tại
cấp huyện và 85% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ
hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước, hồ sơ công việc có nội dung mật);
100% doanh nghiệp trong các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp ứng dụng
công nghệ số trong quản lý, điều hành, sản xuất và kinh doanh trên sàn thương mại
điện tử; trên 80% doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuyển đổi số; Phát triển,
nhân rộng các dịch vụ đô thị thông minh đến các trung tâm đô thị của tỉnh; Trên
80% người dùng điện thoại, thiết bị thông minh được tiếp cận, sử dụng các dịch
vụ chính quyền điện tử, dịch vụ đô thị thông minh; 80% người dân trưởng thành sử
dụng dịch vụ thanh toán điện tử; Có 100% doanh nghiệp nông nghiệp được lập danh
sách và chuẩn hóa, số hóa dữ liệu và 100% số hộ sản xuất nông nghiệp được lập
danh sách và chuẩn hóa, số hóa dữ liệu.
Nghệ An đặt ra nhiều mục tiêu cụ thể về phát
triển chuyển đổi số đến năm 2030
Để
hiện thực hoá những nội dung và mục tiều đề ra, đề án cũng đưa ra nhiều giải
pháp lộ trình thực hiện như Phát triển nền tảng cho chuyển đổi số; Phát triển
Chính quyền số; Phát triển Kinh tế số; Phát triển Xã hội số; Phát triển
trong các lĩnh vực ưu tiên. Đặc biệt trong các giải pháp phát triển trong các
lĩnh vực ưu tiên đã giao cho ngành Công Thương các nhiệm vụ, mô hình trọng tâm,
đột phá cụ thể như Hằng năm, xây dựng và triển khai kế hoạch tập huấn cho doanh
nghiệp và các đơn vị có liên quan về cách mạng công nghiệp 4.0, thúc đẩy chuyển
đổi số trong doanh nghiệp để phát triển nhanh hơn, nâng cao giá trị sản phẩm, dịch
vụ; Đến năm 2025, hoàn thiện xây dựng Hệ thống thông tin ngành Công
Thương; 60% hộ gia đinh trở lên tham gia mua sắm trực tuyến; doanh số
thương mai ̣điện tử B2C (tinh cho cả hàng hóa và di ch vu ̣tiêu dùng trực
tuyến) tăng 20%/năm; Đến năm 2030, 80% doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử
trong hoạt động kinh doanh, khoảng 20% doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh ứng dụng
công nghệ số, vận hành thông minh trong sản xuất.
Hình ảnh Hội nghị tập huấn
“Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin chuyển đổi số trong hoạt động
xúc tiến thương mại” mà Sở Công Thương đã phối hợp tổ chức
Đề án dự kiến sang mang
nhiều tác động tích cực đến nhiều đối tượng thành phần cụ thể như đối với người
dân Chuyển đổi số giúp người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận các dịch vụ, đào
tạo, tri thức. Công dân được chính quyền thấu hiểu và phục vụ tốt hơn nhờ vào dữ
liệu và công nghệ số, tham gia các hoạt động học tập, kinh doanh, giải trí, tư
vấn, chăm sóc sức khoẻ… mà không phụ thuôc vào vị trí, khoảng cách địa lý, mang
đến cho người dân sự tin tưởng vào môi trường an ninh hơn, an toàn hơn, tiện lợi,
minh bạch hơn từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân; Đối với
doanh nghiệp: Chuyển đổi số giúp giảm chi phí vận hành, mang đến sự trải nghiệm
tốt hơn cho khách hàng, tăng lợi nhuận, phản ứng nhanh nhạy với thị trường và sự
thay đổi, tăng năng suất lao động. Chuyển đổi số dẫn đến những mô hình kinh
doanh mới, những thị trường mới mà trong đó sự nhanh nhạy, linh hoạt và sáng tạo
mới là yếu tố quyết định thành công chứ không hẳn là độ lớn, truyền thống, vị
thế sẵn có; Đối với chính quyền: Chuyển đổi số giúp điều hành công việc nhanh
chóng nhờ chuyển đổi nhận thức và các công cụ hỗ trợ công tác chỉ đạo, ra quyết
định; nhanh chóng ra quyết định với đầy đủ thông tin, tài nguyên và nguồn lực,
theo quy trình chuẩn hóa và kịch bản đã được chuẩn bị; tự động hóa thu thập,
phân tích, thống kê, tổng hợp dữ liệu số, dữ liệu đa phương tiện,... hình thành
các phân hệ hỗ trợ dự báo thông minh, hỗ trợ công tác quản lý, chỉ đạo, điều
hành của lãnh đạo. Chuyển đổi số giúp chính quyền hoạt động hiệu lực, hiệu quả
hơn và minh bạch hơn.; Đối với xã hội: Chuyển đổi số tác động tích cực đến mọi
mặt của đời sống xã hội, nâng cao chất lượng đời sống của mọi tầng lớp Nhân
dân. Du lịch thông minh, giáo dục thông minh, y tế thông minh, giao thông thông
minh, an ninh - trật tự thông minh, môi trường thông minh, sản xuất, kinh doanh
và tiêu dùng thông minh... với các công cụ hỗ trợ quản trị công thông minh sẽ
góp phần phát triển toàn diện kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng văn minh, hiện
đại và an toàn./.