Lộ trình chuyển đổi số cho DNNVV (phần 1): Chuyển đổi số mô hình kinh doanh
Lộ
trình CĐS phổ biến cho DNNVV tại Việt Nam bao gồm
giai đoạn chuẩn bị và 03 giai đoạn
để thực hiện chuyển
đổi dần từ “doing digital” sang “being digital”. Các giai đoạn có thể được
thực hiện song song hoặc nối tiếp
nhau, tùy thuộc vào mục tiêu và tiềm lực hiện
tại của doanh nghiệp. Đây là lộ trình phổ biến cho DNNVV và cần
được tùy chỉnh để phù hợp
với hiện trạng của
từng doanh nghiệp. Xác định mục
tiêu và chiến lược chuyển đổi
số
Ở
giai đoạn chuẩn bị này, các lãnh đạo
của doanh nghiệp cần thảo
luận để xác định tầm
nhìn và chiến lược chuyển đổi
số đảm bảo phù hợp
với mục tiêu chiến lược chung của
doanh nghiệp trong dài hạn và ngắn hạn,
tích hợp chiến lược CĐS vào chiến
lược phát triển chung của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp
cũng cần tự đánh giá mức độ sẵn
sàng chuyển đổi số để
xác định hiện trạng của
doanh nghiệp trên lộ trình CĐS. Dựa trên đánh giá mức độ sẵn
sàng và mục tiêu, doanh
nghiệp sẽ xây dựng chiến
lược chuyển đổi số
tích hợp vào cùng chiến lược chung của
doanh nghiệp. Chuyển đổi số
phải cần diễn ra song hành và được
tích hợp với các chiến lược phát triển
khác của doanh nghiệp. Để phát triển
một cách bền vững và đồng
bộ, trước khi triển khai các chiến lược, doanh nghiệp
cần phải xác định rõ kiến
trúc tổng thể của doanh nghiệp.
Kiến trúc tổng thể của
doanh nghiệp mô tả đầy đủ
các cấu phần kinh doanh thiết yếu và mối
quan hệ của chúng. Do đó, kiến trúc tổng thế
sẽ cung cấp các nguyên tắc, phương pháp và mô hình
giúp doanh nghiệp thiết
kế và hiện thực hóa cơ
cấu tổ chức cũng như
các quy trình kinh doanh, hệ thống thông tin và cơ
sở hạ tầng phù hợp.
Do
mục tiêu của hầu hết
của DNNVV tại Việt Nam là tăng trưởng,
do đó trong giai đoạn đầu tiên của CĐS, doanh nghiệp
nên thực hiện CĐS đối với
mô hình kinh doanh trước để nhận lại
những giá trị tức thời
từ các thành tựu của việc
áp dụng công nghệ số. Doanh nghiệp
cần nhanh chóng áp dụng công nghệ số để
mở rộng hệ thống
kênh phân phối, tiếp thị, bán hàng và nâng cao hiệu quả
hoạt động chăm sóc khách hàng. Để đưa sản
phẩm tới được nhiều
khách hàng hơn, hiện nay trên thị trường có rất
nhiều nhà cung cấp giải pháp hỗ
trợ cho Marketing như Google, Facebook với đa dạng các công cụ
tối ưu quảng cáo, công cụ
SEO và hàng loạt các hình
thức Marketing mới cũng xuất hiện như
Affiliate marketing, live stream, v.v. Sự
phát triển của các nền tảng
thương mại điện tử
như Shopee, Tiki, Lazada,
Sendo, v.v tạo sự thuận lợi
cho hoạt động bán hàng trực tuyến hơn
bao giờ hết. Các công nghệ về quản
trị quan hệ khách hàng (CRM) như Geftly, GenCRM hay VietCRM sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu
hóa các
hoạt động chăm sóc khách hàng, tiến hành dần dần
cá nhân hóa trải nghiệm của từng
khách hàng. Bên cạnh nâng
cao trải nghiệm khách hàng, doanh nghiệp cần triển
khai áp dụng công nghệ số cho chuỗi
cung ứng (quản lý hàng tồn kho, dây chuyền sản xuất,
quản lý mua hàng) để tăng cường lợi
thế cạnh tranh, kiểm soát hiệu quả chi phí, đảm
bảo hàng hóa đáp ứng được nhu cầu
khách hàng và với chi phí
thấp nhất. Các giải pháp phần mềm dạng
dịch vụ (SaaS) mang lại cho chuỗi cung ứng khả
năng giám sát hoạt động trong thời gian thực nhằm đảm
bảo tính minh bạch và hiệu suất
làm việc cho doanh nghiệp. Đồng bộ
hóa các quy trình làm việc
trên nền tảng đám mây hỗ trợ doanh nghiệp
quản lý an toàn dữ liệu, tạo
thuận lợi cho việc chia sẻ
dữ liệu và cắt giảm
chi phí đáng kể. Công nghệ Internet vạn vật (Internet of Things) đang giúp chuỗi cung ứng quản
lý các hoạt động vận tải
hay sản xuất dễ dàng và hiệu
quả hơn bao giờ hết.
Ngoài mô hình kinh doanh, doanh
nghiệp cũng cần chú trọng đến
việc áp dụng công nghệ số vào các nghiệp
vụ quản lý như kế
toán, tài chính. Có nhiều
nhà cung cấp các giải pháp công nghệ trên thị trường
hiện nay như MISA, FAST, BRAVO hỗ trợ các doanh nghiệp
đảm bảo năng suất và chất lượng
trong công tác kế toán –
tài chính. Với sự hỗ trợ
của các ứng dụng công nghệ,
doanh nghiệp nên có kế hoạch để
xây dựng cơ sở dữ
liệu chung về kinh doanh (doanh thu, khách
hàng), cung ứng (hàng tồn kho, chi phí), kế toán (lợi nhuận,
giá vốn). Đó sẽ là tiền đề
để doanh nghiệp triển khai các giai đoạn
tiếp theo trong lộ trình chuyển đổi số.
Bảo mật thông tin không còn là
"chuyện nhỏ" với các doanh nghiệp
khi mà những mối đe dọa việc
bảo mật ngày càng nhiều và phức tạp.
Do đó, ở giai đoạn bắt đầy
này, khi công nghệ số được áp dụng
và đã xây dựng được cơ sở
dữ liệu cơ bản,
doanh nghiệp cần quan tâm đến các chính sách và công cụ bảo mật
để bảo vệ các bí mật
kinh doanh, thông tin khách hàng để
tạo lợi thế cạnh
tranh và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động của
doanh nghiệp./.