Nghề dệt thổ cẩm
truyền thống vốn có từ
lâu đời trong đời sống đồng
bào dân tộc thiểu số ở
huyện Kỳ Sơn nói
riêng và các huyện
miền núi phía Tây Nghệ An nói chung. Sản phẩm dệt
thổ cẩm được sản
xuất theo phương pháp
thủ công truyền thống, mang đậm
nét văn hóa của đồng bào thiểu số.
Nghề dệt thổ cẩm
ở bản Buộc
(xã Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn, tỉnh
Nghệ An) có từ trăm năm nay. Và ngày nay, phụ nữ Thái ở
bản Buộc hàng ngày vẫn cần mẫn
bên khung cửi, tìm cách
thay đổi mẫu mã, làm ra các sản phẩm mới
để thích ứng với thị
trường, giữ nghề truyền
thống…
Bản Buộc là bản dân tộc
Thái duy nhất của xã Bắc Lý, cách trung tâm xã gần 20km, đường
sá đi lại khó khăn nên đời sống người
dân còn rất nhiều vất vả.
Ngoài trồng lúa rẫy và chăn nuôi thì dệt thổ cẩm
là nghề truyền thống được
duy trì hàng trăm năm nay.
Phụ nữ bản Buộc
thường tranh thủ lúc nhàn rỗi để nuôi tằm,
quay tơ dệt vải. Thuốc
nhuộm vải cũng được đồng
bào tự chế biến từ
những cây, củ, lá được lấy
từ tự nhiên, xung quanh khu vực cộng đồng
sinh sống như: củ nâu, chàm (thuốc),
cây phán, cánh kiến, lá ổi, chè,… để tạo nên nhiều
màu sắc khác nhau.
Ngày nay, chịu sự tác động
của cơ chế thị
trường, hơn nữa các loại
nguyên liệu từ rừng cũng khó tìm kiếm
nên nghề dệt thổ cẩm
truyền thống của người
dân bản Buộc cũng "chuyển hướng" cho phù hợp với
tình hình thực tế. Bên cạnh tơ sợi
truyền thống tự làm thì người
dân cũng mua sẵn các loại nguyên liệu như chỉ,
len đủ màu sắc từ Thái Lan về
để giảm nhân công và giá thành sản phẩm. Sản
phẩm dệt chủ yếu
là chân váy, váy…
|
Để đáp ứng thị hiếu
người tiêu dùng, gần đây, chị em trong bản đã đa dạng hoá sản phẩm
như: Khăn trải
bàn, thắt lưng, khăn
quàng, túi...
với hoa văn từ truyền thống
đến hiện đại.
Chị Vi Thị Hương
cho biết, để dệt được
1 chiếc chân váy theo hoa
văn truyền thống của đồng
bào mất khoảng 7-10 ngày, mỗi tháng mỗi người dệt
được 2 - 3 chân váy, giá
bán mỗi sản phẩm là 300 – 500.000 đồng.
Giá thành rẻ, tính ra công
lênh chẳng đáng là bao nhưng chị em vẫn
bám trụ với nghề, vẫn
giữ nghề vì đó là hồn cốt của
bản, là nét đặc sắc riêng có của
đồng bào…
Toàn bản có khoảng hơn 100 lao động nữ theo nghề
dệt truyền thống với
hàng chục khung cửi lớn, nhỏ.
Ngoài dệt ở từng gia đình thì nhiều
chị còn tập trung ở một
hộ và cùng nhau dệt thổ cẩm
cũng như truyền nghề cho con cháu.
Sản phẩm thổ cẩm
của chị em phụ nữ
Bản Buộc chủ yếu
phục vụ nhu cầu bản
thân, gia đình và phần lớn xuất bán sang Lào. Từ
nghề dệt truyền thống,
mỗi tháng trừ chi phí, mỗi lao động còn có thu nhập
từ 2-3 triệu đồng/tháng.
Việc duy trì nghề dệt thổ
cẩm truyền thống nơi
đây được lãnh đạo xã, huyện rất quan tâm, coi trọng
và xem đây như một việc làm không chỉ
đơn thuần góp phần bảo
tồn các giá trị truyền thống
cư dân bản địa mà còn là một cách giải quyết việc
làm, tăng thu nhập và góp
phần xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào trong những lúc nông nhàn./.