Gắn bó với nghề đan lát tại bản Tam Bông Huyện Tương Dương

Thành thạo trong nghề đan lát từ nhỏ, ông Kha Văn Thương ở bản Tam Bông, xã Tam Quang ( huyện Tương Dương) được bà con nơi đây gọi là “Nghệ nhân đan lát”. Bởi qua bàn tay của ông Thương, các loại vật liệu như mây, tre, nứa trở thành những sản phẩm thật gần gũi với bà con nơi đây và ông Thương cũng sẵn sàng truyền nghề miễn phí cho bà con để truyền nghề và giữ nghề.

Mấy năm gần đây, ngôi nhà ông Kha Văn Thương ở bản Tam Bông, xã Tam Quang ( huyện Tương Dương) luôn có không khí rộn ràng, vui vẻ, vì thường xuyên có tiếng nói, tiếng cười của các học viên theo học nghề đan lát. Chị Mây là người  trong làng đến học một phần là mong có thêm công việc, thu nhập hàng ngày, phần nữa là muốn góp phần nhỏ để bảo tồn nghề đan lát truyền thống nơi đây. Ông Thương đã chia sẻ “Tôi học nghề đan từ ông bà, cha mẹ, từ nhỏ đã đan được những vật dụng trong nhà. Có một thời gian, sản phẩm đan lát không cạnh tranh được với các sản phẩm sản xuất tư nhôm hoặc các sản phẩm sản xuất từ nhựa công nghiệp, tôi rất trăn trợ sợ rằng nghề đan lát rồi đây sẽ bị mai một, bà con nơi đây không còn mặn mà với nghề đán lát. Nhưng mấy năm gần đây sản phẩm đan lát ngày càng được ưa chuộng, tôi thực sự vui vè nghề đan lát có cơ may hồi sinh và phát triên, ngày càng nhiều người tìm đến học nghề”,

Anh-tin-bai

Với tất cả tình yêu và niềm tâm huyết dành cho nghề đan lát truyền thống ở nơi đây, ông Kha Văn Thương sẵn sàng dành thời gian, công sức để truyền nghề. Ông tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong từng công đoạn, từ khâu chẻ, vót nguyên liệu đến hoàn thiện sản phẩm nhưng không bao giờ nhận tiền công của người học. Những người đến học nghề ở nhà ông Thương thường ở độ tuổi trung niên và cao tuổi đến từ trong bản, trong xã và có cả người xã bên như Tam Đình (Tương Dương), Lạng Khê (Con Cuông). Được ông Thương nhiệt tình chỉ dẫn, cộng với sự cần cù và khéo léo, người học thường chỉ mất 3-5 ngày là có thể làm ra sản phẩm đạt yêu cầu. Chuyên tâm học thêm ít ngày nữa là có thể làm được những sản phầm hoàn chỉnh, vừa đảm bảo bền, chắc, vừa có tính thẩm mĩ cao.

Bên cạnh các loại vật dụng thông thường như gùi, thúng, rổ, rá phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, thời gian gần đây, các sản phẩm như ghế mây, mâm mây và ép xôi được nhiều khách hàng ưa chuộng.Đây là những vật dụng mang đậm bản sắc văn hoá của đồng bào các dân tộc vùng cao, vừa bền, chắc và đẹp, lại vừa thân thiện với môi trường. Và không chỉ đồng bào miền núi-vùng cao , những sản phẩm này cũng được người dân miền xuôi và thành phố ưa chuộng.Vì thế, các học viên của ông Kha Văn Trương đang tập trung học đan các sản phẩm này và phần lớn đều đạt kết quả như mong muốn. Nhiều người sau khi học nghề đã thành thạo với công việc phụ nhưng cho thu nhập khá ổn định, trung bình mỗi ngày khoảng 100 ngàn đồng;thậm chí nếu lành nghề và có điều kiện mở cơ sở đan lát riêng, mỗi tháng có thể có nguồn thu 4 đến 5 triệu đồng.. Để duy trì về nghề đát lát trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần đưa ra một số giải pháp như hướng dẫn kỹ thuật chọn giống cây tre nhằm đem lại hiệu quả thu hoạch nhanh ,thành phẩm cao, hướng dẫn cho bà con tiếp cận các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm ra, mở các lớp đào tạo nâng cao tay nghề, kết hợp các chương trình hỗ trợ kinh phí đầu tư thêm hệ thống máy móc thiết bị thay thế phương pháp làm bằng thủ công: như máy chẻ, máy vót, máy sấy nguyên liệu, được tham gia triển lãm tại các hội chợ để trung bày về các sản phẩm như ghế mây, mâm mây và ép xôi,.

Chế Thị Vinh - Phòng Hỗ trợ và Tư vấn
image advertisement
image advertisement
image advertisement


 TRUNG TÂM TƯ VẤN HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG THƯƠNG

 Địa chỉ: Số 70, đường Nguyễn Thị Minh Khai, TP Vinh, tỉnh Nghệ An

 Điện thoại: (+84-38).3595594

 Email: hotrophattriencongthuongnghean@gmail.com