LỰA CHỌN TÊN DOANH NGHIỆP
Căn
cứ loại hình doanh nghiệp được xác định, doanh nghiệp cần lựa chọn tên để đăng
ký tên pháp nhân (được công nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) trước
khi đi vào hoạt động chính thức. Việc đặt tên giúp phân biệt doanh nghiệp với
các đối thủ cạnh tranh cũng như giúp khách hàng tạo mối liên hệ cảm xúc với
doanh nghiệp và thương hiệu mà doanh nghiệp đang cố gắng xây dựng. Một số tiêu
chí khi chọn tên doanh nghiệp:
•
Dễ nhớ;
•
Dễ phát âm và đánh vần;
•
Ngắn gọn và đơn giản;
•
Mang tính mô tả/ gợi ý về ý nghĩa của doanh nghiệp đối với khách hàng;
• Mang tính khác biệt/ nét độc đáo riêng (để
tránh bị nhầm lẫn với các đối thủ cạnh tranh).
Trước
khi đăng ký tên doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp nên tham khảo tên đã được đăng
ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Khi đăng ký doanh nghiệp,
chủ doanh nghiệp cần phải đăng ký tên và mã theo ngành cấp 4 trong Hệ thống
ngành kinh tế của Việt Nam. Doanh nghiệp cần lưu ý các ngành nghề kinh doanh có
điều kiện trong từng lĩnh vực để chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng các điều kiện yêu cầu
trước khi nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Nội dung chi tiết, vui lòng tham khảo
đường link: Danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh (dangkykinhdoanh.gov.vn).
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
Việc
đăng ký doanh nghiệp có thể được thực hiện trực tuyến tại Cổng thông tin quốc
gia về Đăng ký doanh nghiệp
Sau
khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần hoàn thiện một số
thủ tục cơ bản sau đây:
ĐẶT TÊN BẢNG HIỆU CÔNG TY
TẠI TRỤ SỞ
Sau
khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải triển
khai làm biển công ty, nội dung gồm 3 thông tin: Mã số thuế, tên doanh nghiệp,
địa chỉ trụ sở và thực hiện treo biển tại địa chỉ trụ sở trong suốt thời gian
hoạt động.
MUA CHỮ KÝ SỐ, ĐĂNG KÝ KÊ
KHAI THUẾ ĐIỆN TỬ
Có rất nhiều đơn vị cung cấp chữ ký số trên thị
trường. Doanh nghiệp nên lựa chọn đơn vị cung cấp chứng thư số có hỗ trợ kỹ thuật
tốt nhất. Thường các đơn vị cung cấp chữ ký số sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện
đăng ký khai thuế điện tử. Doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ, chính xác số điện
thoại, email để cơ quan thuế liên lạc, trao đổi thông tin.
MỞ TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG
Thủ
tục mở tài khoản tại mỗi ngân hàng sẽ khác nhau nên doanh nghiệp cần liên hệ
trước với ngân hàng mà doanh nghiệp dự định mở tài khoản để chuẩn bị hồ sơ theo
yêu cầu.
KÊ KHAI VÀ NỘP LỆ PHÍ MÔN
BÀI
Thuế môn bài là mức thuế doanh nghiệp phải
đóng hàng năm căn cứ vào vốn điều lệ trên giấy phép kinh doanh. Doanh nghiệp cần
cập nhật quy định mới nhất về lệ phí môn bài (mức nộp, hạn nộp, đối tượng được
miễn) để thực hiện đúng nghĩa vụ.
ĐĂNG KÝ NỘP THUẾ ĐIỆN TỬ
Doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện tử tại
website: https://thuedientu.gdt.gov.vn
LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP KÊ
KHAI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (GTGT)
Có hai phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp
khấu trừ (sử dụng hoá đơn GTGT) và phương pháp trực tiếp (sử dụng hoá đơn bán
hàng). Theo CV số: 4253/TCT-CS, kể từ ngày 05/11/2017 việc xác định phương pháp
tính thuế GTGT căn cứ theo hồ sơ khai thuế GTGT do cơ sở kinh doanh gửi đến cơ
quan thuế. Sau khi lựa chọn phương pháp kê khai thuế giá trị gia tăng, doanh
nghiệp cần lựa chọn loại hóa đơn sử dụng. • Nếu doanh nghiệp lựa chọn kê khai
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, sẽ sử dụng hóa đơn GTGT. Doanh nghiệp lựa
chọn đơn vị cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử và làm thủ tục thông báo phát hành
hóa đơn điện tử trước khi sử dụng. • Nếu doanh nghiệp lựa chọn kê khai thuế
GTGT theo phương pháp trực tiếp, sẽ sử dụng hóa đơn bán hàng. Doanh nghiệp cần
liên hệ với Chi cục thuế quản lý để làm thủ tục mua hóa đơn./.
THIẾT LẬP HỆ THỐNG KẾ
TOÁN
•
Chế độ kế toán: DNNVV áp dụng Chế độ kế toán kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
( Thông tư 133 ) cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. DNNVV có thể lựa chọn áp dụng Chế
độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT- BTC ngày
22/12/2015 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nhưng
phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp và phải thực hiện nhất
quán trong năm tài chính. Trường hợp chuyển đổi trở lại áp dụng chế độ kế toán
doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Thông tư 133 thì phải thực hiện từ đầu năm tài
chính và phải thông báo lại cho cơ quan thuế.
•
Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định: DNNVV có thể lựa chọn 01 trong 03
phương pháp sau: Phương pháp trích khấu hao theo đường thẳng (thường được doanh
nghiệp lựa chọn), Phương pháp trích khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
và Phương pháp trích khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm. Ngôn ngữ sử dụng:
Chữ viết sử dụng trong kế toán là Tiếng Việt. Trường hợp phải sử dụng tiếng nước
ngoài trên chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính tại Việt Nam thì
phải sử dụng đồng thời tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
• Năm tài chính: Kỳ kế toán thường là 12 tháng
và doanh nghiệp có thể lựa chọn thời điểm kết thúc năm tài chính có thể vào cuối
năm dương lịch hoặc cuối quý (tức là 31/3 hoặc 30/6 hoặc 30/9).
• Đơn vị tiền tệ sử dụng trong hạch toán kế
toán thông thường là Việt Nam đồng. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp chủ yếu giao dịch
thu – chi bằng ngoại tệ và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định có liên
quan thì có thể sử dụng ngoại tệ đó trong hạch toán kế toán và lập báo cáo tài
chính. Khi lựa chọn đơn vị tiền tệ khác với Việt Nam đồng, doanh nghiệp phải
thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp.
Cá
nhân được bổ nhiệm vị trí Kế toán trưởng phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn và điều kiện
do Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định. Nếu không có kế
toán trưởng nào được bổ nhiệm, doanh nghiệp có thể tạm thời bổ nhiệm người phụ
trách kế toán (tối đa 12 tháng) có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định hoặc
thuê kế toán trưởng từ công ty dịch vụ kế toán có năng lực.
Quản lý hồ sơ, sổ sách kế
toán tại doanh nghiệp
Hồ
sơ kế toán: Chứng từ kế toán và sổ kế toán có thể được lưu trữ dưới dạng chứng
từ giấy hoặc dưới dạng dữ liệu điện tử. Nếu được lưu trữ dưới dạng dữ liệu điện
tử thì chứng từ kế toán, sổ kế toán chỉ cần in ra khi cơ quan có thẩm quyền yêu
cầu nhằm mục đích kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán.
Thời
hạn lưu trữ hồ sơ, chứng từ, tài liệu:
• 5 năm đối với những tài liệu được sử dụng để
quản lý hoặc vận hành doanh nghiệp;
•
10 năm đối với dữ liệu kế toán, sổ kế toán;
•
Không giới hạn thời gian đối với những văn bản quan trọng về kinh tế, an ninh
quốc phòng.
Báo cáo tài chính thường
niên của doanh nghiệp
Một
bộ báo cáo tài chính cơ bản phải được lập theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS)
và Chế độ kế toán mà doanh nghiệp đăng ký bao gồm:
•
Bảng cân đối kế toán, bao gồm bao gồm cả nội dung về các khoản mục ngoại bảng;
• Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
•
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
•
Bản thuyết minh Báo cáo tài chính.
Báo
cáo tài chính thường niên phải được kế toán trưởng và người đại diện theo pháp
luật phê duyệt và bản sao báo cáo tài chính phải được nộp cho cơ quan thuế
trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Đối
với các báo cáo theo quy định của pháp luật, những doanh nghiệp không sử dụng
Việt Nam đồng là đơn vị tiền tệ kế toán sẽ phải chuyển đổi các báo cáo tài
chính được lập theo đơn vị tiền tệ đó sang Việt Nam đồng căn cứ trên một số quy
định cụ thể liên quan.
Các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải được kiểm toán báo cáo tài chính
hàng năm. Doanh nghiệp sẽ lựa chọn công ty kiểm toán từ danh sách các công ty
kiểm toán được Bộ Tài chính phê duyệt và công bố hàng năm.
ĐĂNG KÝ CÁC BIỆN PHÁP BẢO HỘ SỞ HỮU
TRÍ TUỆ
Doanh
nghiệp cân nhắc sử dụng hệ thống sở hữu trí tuệ để bảo vệ sản phẩm sáng tạo và
sáng chế của mình, cho phép doanh nghiệp độc quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp, thương hiệu, tác phẩm văn học nghệ thuật và các tài sản vô hình
khác. Bảo hộ theo pháp luật sở hữu trí tuệ mang lại quyền sở hữu đối với tác phẩm
sáng tạo hoặc đổi mới, do đó, hạn chế phạm vi sao chép và bắt chước của đối thủ
cạnh tranh một cách đáng kể.
Tài sản trí tuệ có thể hỗ trợ doanh nghiệp
trong việc huy động vốn từ các nhà đầu tư và bên cho vay. Các nhà đầu tư và tổ
chức cho vay có thể định giá tài sản trí tuệ theo các cách khác nhau và có thể
coi trọng quyền sở hữu trí tuệ khác nhau. Tuy nhiên, xu thế trên thị trường hiện
nay hướng tới sự tín nhiệm ngày càng lớn đối với tài sản trí tuệ như là nguồn lợi
thế cạnh tranh đối với các doanh nghiệp.
Tùy
thuộc vào bản chất của tài sản vô hình của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần tiến
hành đăng ký để được pháp luật bảo hộ, luật pháp quy định các loại:
• Các sản phẩm và quy trình sáng tạo có thể được
bảo hộ theo sáng chế và giải pháp hữu ích;
•
Các kiểu dáng sáng tạo, gồm cả kiểu dáng dệt may, được bảo hộ theo kiểu dáng
công nghiệp;
•
Thương hiệu được bảo hộ theo nhãn hiệu;
•
Mạch bán dẫn được bảo hộ theo thiết kế bố trí hoặc mạch tích hợp bán dẫn;
•
Chỉ dẫn hàng hóa có chất lượng hay danh tiếng nhất định gắn với xuất xứ địa lý
được bảo hộ theo chỉ dẫn địa lý;
•
Bí mật thương mại bảo hộ thông tin bí mật có giá trị thương mại;
•
Ở hầu hết các nước, tác phẩm văn hóa, nghệ thuật và văn học, kể cả phần mềm máy
tính và sưu tập dữ liệu, được bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan.
Nhìn
chung, sở hữu trí tuệ được chia thành hai nhóm chính: (1) sở hữu công nghiệp
bao gồm 06 trong số 07 nhóm đối tượng đầu tiên nêu trên; và (2) quyền tác giả
và quyền liên quan gồm nhóm đối tượng cuối cùng.
Thông
tin và hướng dẫn về từng biện pháp bảo hộ sở quyền sở hữu công nghiệp có thể
xem tại trang web của Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ tại đường link:
https://www.ipvietnam.gov.vn.
Bí
mật bảo hộ thương mại được bảo hộ mà không cần phải đăng ký. Bí mật bảo hộ
thương mại có thể được bảo hộ vô thời hạn hoặc cho đến khi thông tin vẫn còn
tính bí mật.
Lưu ý về lựa chọn hình thức bảo hộ
phù hợp
Một sản phẩm duy nhất có thể được bảo hộ bởi
nhiều loại quyền sở hữu trí tuệ khác nhau như đặc điểm kỹ thuật, kiểu dáng của
sản phẩm, thương hiệu. Doanh nghiệp nên bắt đầu bảo hộ ít nhất là nhãn hiệu./.