Khuyến công Nghệ An tích cực hưởng ứng Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động

Đến năm 2030, năng suất lao động trở thành một động lực quan trọng cho tăng trưởng nhanh, bền vững, tận dụng hiệu quả các cơ hội của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; trong đó, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thúc đẩy liên kết vùng; phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là các trụ cột chính. Phấn đấu nằm trong nhóm 03 nước dẫn đầu ASEAN về tốc độ tăng năng suất lao động vào năm 2030.

Ngày 8/11/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định 1305/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030.

Mục tiêu cụ thể của Chương trình là tốc độ tăng năng suất lao động bình quân đạt trên 6,5%/năm, trong đó; tốc độ tăng năng suất lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 6,5 - 7,0%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động bình quân ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 7,0 - 7,5%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động bình quân khu vực dịch vụ đạt 7,0 - 7,5%/năm.

Tốc độ tăng năng suất lao động của các vùng kinh tế trọng điểm và 05 thành phố trực thuộc trung ương cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động trung bình cả nước trong giai đoạn 2023 - 2030.

Phấn đấu nằm trong nhóm 03 nước dẫn đầu ASEAN về tốc độ tăng năng suất lao động vào năm 2030.

Bảng năng suất lao động Nghệ An theo ngành nghề (Niên giám thống kê năm 2022 tỉnh Nghệ An)   

Stt

Ngành nghề (triệu đồng/người)

Năm 2015

Năm 2019

Năm 2021

Năm 2022

1

Trung bình các ngành

46,6

69,8

98,6

110

2

Khai khoáng

32,6

91,2

170,1

290,4

3

Công nghiệp chế biến chế tạo

70

78

95,2

102,4

4

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí

370,9

870,7

1034,5

790,2

5

Bán buôn và bán lẻ…

39,3

42,8

58,1

65,2

6

Vận tải và kho bãi

100

85,9

101,6

109.9

7

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

65,7

61,2

37

54,2

Hưởng ứng chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động Khuyến công Nghệ An tích cực triển khai thực hiện các đề án hỗ trợ các doanh nghiệp về các lĩnh vực:

1. Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề theo nhu cầu của các cơ sở công nghiệp để tạo việc làm và nâng cao tay nghề cho người lao động. Hình thức đào tạo nghề, truyền nghề chủ yếu là ngắn hạn, gắn lý thuyết với thực hành.

2. Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp thông qua các hoạt động tư vấn, tập huấn, đào tạo, hội thảo, diễn đàn; tham quan, khảo sát học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước. Hỗ trợ khởi sự, thành lập doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn. Hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm công nghiệp nông thôn.

3. Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; xây dựng các mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn.

4. Phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, thông qua tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Hỗ trợ tổ chức hội chợ, triển lãm hàng công nghiệp nông thôn, hàng thủ công mỹ nghệ; hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ, triển lãm. Hỗ trợ xây dựng, đăng ký thương hiệu và đầu tư các phòng trưng bày để giới thiệu quảng bá sản phẩm và các hoạt động xúc tiến thương mại khác.

5. Tư vấn trợ giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn trong việc: Marketing;; liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh; ứng dụng công nghệ - thiết bị mới. Tư vấn hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tiếp cận các chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách đất đai, chính sách khoa học công nghệ, chính sách tài chính - tín dụng và các chính sách ưu đãi khác của Nhà nước.

6. Cung cấp thông tin về các chính sách phát triển công nghiệp, khuyến công, thông tin thị trường, phổ biến kinh nghiệm, mô hình sản xuất kinh doanh điển hình, sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, thông qua các hình thức như: Xây dựng các chương trình truyền hình, truyền thanh; xuất bản các bản tin, ấn phẩm; xây dựng dữ liệu, trang thông tin điện tử; tờ rơi, tờ gấp và các hình thức thông tin đại chúng khác.

7. Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công

Tính tới thời điểm ngày 15/11/2023 Hoạt động Khuyến công Nghệ An năm 2023 đã đạt được những kết quả đáng ghi cụ thể như sau:

- Hoạt động khuyến công quốc gia: Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn Phát triển công Thương Nghệ An tham mưu Sở Công Thương thẩm định 03 đề án đề nghị hỗ trợ kinh phí khuyến công quốc gia (bổ sung đợt 2) năm 2023 báo cáo Cục Công Thương với tổng kinh phí 1,65 tỷ đồng. Khảo sát lựa chọn, xây dựng kế hoạch khuyến công quốc gia năm 2024 báo cáo Sở Công Thương, trình Cục Công Thương địa phương tổng hợp.

Anh-tin-bai

Động lực từ chương trình Khuyến Công góp phần tăng năng suất lao động trên địa bàn tỉnh Nghệ An

- Hoạt động khuyến công địa phương: Kế hoạch kinh phí khuyến công địa phương được bố trí 5,5 tỷ đồng. Đến nay đã bố trí hỗ trợ 35 đề án. Trong đó: 03 đề án đào tạo nghề, truyền nghề ngắn hạn; 03 đề án tổ chức tập huấn, hội thảo, diễn đàn, khởi sự doanh nghiệp; 03 đề án tổ chức Hội chợ, triển lãm, tham gia Hội chợ, triển lãm hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề; 19 đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến, chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; 01 đề án nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công; 02 đề án quản lý chương trình, đề án khuyến công 04 đề án xây dựng các Chương trình truyền hình, truyền thanh; xuất bản bản tin, ấn phẩm; xây dựng dữ liệu, trang thông tin điện tử; tờ rơi, tờ gấp và các hình thức thông tin đại chúng khác về phát triển Công Thương. Công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá về hoạt động khuyến công đã được quan tâm và ngày một đa dạng các hình thức tuyên truyền như ấn phẩm báo chí, tạp chí, truyền hình, trong đó một trong những nội dung tập trung tuyên truyền là các mô hình sản xuất hiệu quả, tạo sự lan tỏa, nhân rộng trong cộng đồng doanh nghiệp, cơ sở CNNT...

Việc triển khai chính sách khuyến công đã động viên và huy động được các nguồn lực trong nước tham gia hoặc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện phân công lại lao động xã hội và góp phần xây dựng nông thôn mới. Các nội dung của hoạt động khuyến công đã giúp các cơ sở CNNT có hướng đầu tư đúng, hiệu quả, nâng cao năng suất lao động, năng lực quản lý, mở rộng sản xuất - kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường; đưa giá trị xuất khẩu hàng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của cả nước ngày càng tăng, góp phần hoàn thành mục tiêu của Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động./.

Phùng Mạnh Hùng – Phòng Hỗ trợ và Tư vấn
image advertisement
image advertisement
image advertisement


 TRUNG TÂM TƯ VẤN HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG THƯƠNG

 Địa chỉ: Số 70, đường Nguyễn Thị Minh Khai, TP Vinh, tỉnh Nghệ An

 Điện thoại: (+84-38).3595594

 Email: hotrophattriencongthuongnghean@gmail.com