02/11/2023
Giữ nghề dệt thổ cẩm cho đồng bào dân tộc Ơ đu huyện Tương Dương
Bà Lô Thị Dung vốn là người trầm tính, ít nói, nhưng khi được tìm hiểu về nghề dệt thổ cẩm ở nới đây, bà Dung vui vẻ chia sẻ nghề dệt thổ cẩm ở đồng bào dân tộc Ơ đu huyện Tương Dương. Bà Dung cho biết bà là người đã gắn bố với nghề dệt thổ cẩm của mình từ rất lâu, bà Dung có thể ngồi nhiều giờ để kể về niềm đam mê của mình về nghề dệt thổ cẩm.
Bà Lô Thị Dung vốn là người trầm tính, ít nói, nhưng khi được tìm hiểu về nghề dệt thổ cẩm ở nới đây, bà Dung vui vẻ chia sẻ nghề dệt thổ cẩm ở đồng bào dân tộc Ơ đu huyện Tương Dương. Bà Dung cho biết bà là người đã gắn bố với nghề dệt thổ cẩm của mình từ rất lâu, bà Dung có thể ngồi nhiều giờ để kể về niềm đam mê của mình về nghề dệt thổ cẩm.
Bà kể, ngày xưa, để có được tấm thổ cẩm không hề đơn giản vì phải trải qua rất nhiều công đoạn vất vả. Đầu tiên là trồng cây bông vải, chờ đợi nhiều tháng cây mới cho quả.Quả sau khi thu hoạch được phơi khô và tách bóc hạt để lấy bông.Từ bông mới kéo thành sợi, tiếp đến sợi nhuộm nhiều màu sắc khác nhau từ nguyên liêu lấy từ thiên nhiên.Sau khi hoàn tất các công đoạn chuẩn bị nguyên vật liệu, những sợi tơ mới được đan lên khung. Để dệt nên tấm thổ cẩm đẹp, đòi hỏi bàn tay khéo léo, thể hiện tài hoa và tâm hồn của người dệt.
Mặc dù tuổi đã ngoài 75, nhưng hàng ngày bà Dung vẫn miệt mài luồn sợi tơ. Qua dôi bàn tay khéo léo của bà, những sợi bông vải biến hoá thành những bức tranh với sự tinh xảo rực rỡ,mang đậm nét đặc trưng của dân tộc Ơ đu.
Theo sự phát triển của xã hội, cũng như các đồng bào dân tộc khác, người Ơ đu cũng thay đổi thói quen mặc trang phục truyền thống, thay vào đó là những bộ trang phục phổ thông, được bày bán tiện lợi ở nhiều cửa hàng. Điều trăn trở nhất của bà là giờ đây, có rất ít người nhớ và biết làm trang phục dân tộc Ơ đu, vì con cháu bây giờ không còn mặn mà với nghề dệt thổ cẩm này nữa. “ Để làm ra một bộ trang phục cần sự kiên trì, tỉ mỉ và mất không ít thời gian, vì tất cả các công đoạn đều phải làm bằng phương pháp thủ công. Nếu như trang phục của phụ nữ Thái thường được thêu nhiều loại hoa văn, phần lớn là các hình mô phỏng về thiên nhiên như hoa, lá, động vật, mặt trời, các hình khối với nhiều màu sắc sặc sỡ,thì chân váy của phụ nữ Ơ đu thường thiêu các hình khối zíc zắc và nhỏ bản hơn.Thân váy và áo của phụ nữ Ơ đu thường là màu đen. Áo của phụ nữ Ơ đu có ống tay dài, không có ống tay ngắn.Tuy nhiên,chiều dài của áo thì chỉ quá ngực,vừa chạm đến phần eo. Áo không khuy, không cúc, mà dùng 4 sợi dây buộc chéo; thắt lưng và khăn quấn đầu không thêu hoa văn. Cũng giống như nữ giới, nam giới dân tộc Ơ đu cũng có một bộ trang phục riêng và không kém phần độc đáo.Trang phục phụ nữ lấy màu đen là chủ đạo, nam phục người dân tộc Ơ đu là màu đỏ nhạt, màu chàm”-bà Lô Thị Dung say sưa miêu tả từng cử chỉ khi ra được sản phẩm.
Đam mê nghề dệt và mong muốn luôn được nhìn thấy sản phẩm dệt hiện hữu trong đời sống, sinh hoạt thường ngày của đồng bào dân tộc ít người Ơ đu, nên dù tuổi đã cao, sức đã yếu, nhưng bà Lô Thị Dung vẫn nhận dạy miễn phí cho những ai muốn học nghề dệt thổ cẩm.
Song thiết nghĩ, chỉ có sự tâm huyết của bà Dung vẫn chưa đủ, chính quyền các cấp, các ngành có liên quan cần có những chính sách hỗ trợ về đào tạo nghề cho bà con để nâng cao tay nghề, hỗ trợ kinh phí mua khung dệt, máy thêu đó cũng là giải pháp để khuyến khích người dân gắn bó với nghề để giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người dân tộc Ơ đu. Qua đó, góp phần tăng thêm bản sắc của cộng đông các dân tộc trên địa bàn và các vùng lân cận./.
Chế Vinh - Phòng Hỗ trợ và Tư vấn