Nghệ An: Kết quả hoạt động khuyến công năm 2022. 9 tháng năm 2023, đề ra các giải phái phất đấu hoàn thành nhiệm vụ khuyến công năm 2023
Năm 2022, toàn ngành Công Thương triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn do hậu quả của dịch bệnh, thiên tai, nhất là giá nguyên vật liệu, các yếu tố đầu vào biến động mạnh, bên cạnh đó, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu… ảnh hưởng nặng nề cho sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.
Mặc dù vậy, được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp của các cấp, các ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, đặc biệt là sự nỗ lực của các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, hoạt động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Cùng với đó, chính sách khuyến công đã luôn đồng hành, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn và giúp các cơ sở CNNT có được định hướng đầu tư đúng, hiệu quả, nâng cao năng lực quản lý, mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước; giúp các cơ sở CNNT phát triển bền vững và từng bước tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh hỗ trợ sản xuất công nghiệp, hoạt động khuyến công đã góp phần phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm phục vụ xuất khẩu, mặt khác giúp cho các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn bắt nhịp kịp thời với tình hình mới và mở rộng phát triển sản xuất, tạo tiền đề tiếp tục đẩy mạnh hoàn thành kế hoạch năm 2023 và kế hoạch thực hiện các năm tiếp theo.

Đoàn Công tác Sở Công Thương làm việc với UBND huyện Yên Thành
về việc đánh giá hoạt động công tác khuyến công trên địa bàn huyện
Hoạt động khuyến công quốc gia năm 2022. Được Bộ Công Thương, Cục Công Thương địa phương bố trí nguồn kinh phí cho tỉnh Nghệ An hỗ trợ 01 đề án nhóm với tổng kinh phí 600 triệu đồng(Quyết định số 2996/QĐ-BCT ngày 28/12/2021 hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất hàng công nghiệp phục vụ tiêu dùng cho Công ty TNHH may mặc Quang Vinh và Công ty TNHH công nghệ xanh DEV Việt Nam). Ngoài các chương trình hỗ trợ trực tiếp do Trung tâm Hỗ trọ và Tư vấn phát triển công thương thực hiện. Sở Công Thương chỉ đạo Hỗ trọ và Tư vấn phát triển công thương Nghệ An phối hợp với Trung tâm Khuyến công khu vực 1 hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến cho 03 đơn vị trên địa bàn Nghệ An với tổng kinh phí 820 triệu đồng, gồm: Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất đồ gỗ nội thất tại Công ty TNHH Nhất Vinh NA, xã Nghi Ân, thành phố Vinh: 300 triệu đồng; Hỗ trợ dây chuyền thiết bị đồng bộ trong sản xuất mỳ từ rau, củ, quả: Công ty cổ phần tổng hợp Phú Tài Phát xã Hưng Lộc, thành phố Vinh: 450 triệu đồng; Hỗ trợ phòng trưng bày để giới thiệu, quảng bá sản phẩm CNNTTB Quốc gia năm 2022 cho Công ty Cổ phần Thủy sản Quỳnh Lưu: 70 triệu đồng.
Hoạt động khuyến công địa phương năm 2022 được bố kinh phí 5,5 tỷ đồng đã bố trí hỗ trợ 49 đề án hết kinh phí (đạt 100% kế hoạch). Trong đó: hỗ trợ 03 đề án đào tạo nghề, truyền nghề ngắn hạn (119 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 2,16%); 02 đề án tổ chức tập huấn, hội thảo, diễn đàn, khởi sự doanh nghiệp (120 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 2,18%); Hỗ trợ 16 đề án tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (480 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 8,72%); Hỗ trợ 07 đề án tổ chức Hội chợ, triển lãm, tham gia Hội chợ, triển lãm hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề (480 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 8,72%); Hỗ trợ 11 đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến, chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (2.926 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 53,2%); Hỗ trợ 01 đề án dây chuyền công nghệ (450 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 8,18%); Hỗ trợ 04 đề án xây dựng các Chương trình truyền hình, truyền thanh; xuất bản bản tin, ấn phẩm; xây dựng dữ liệu, trang thông tin điện tử; tờ rơi, tờ gấp và các hình thức thông tin đại chúng khác về phát triển công thương (476 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 8,65%); hỗ trợ 01 đề án nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công (40 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,72%); Hỗ trợ 01 đề án quản lý chương trình, đề án khuyến công (82,5 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 1,5%); Chi tiền thưởng cho 25 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh (125 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 2,27%).
9 tháng đầu năm 2023, kế hoạch thực hiện 3 tháng cuối năm.
Hoạt động khuyến công quốc gia năm 2023: Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn Phát triển công Thương Nghệ An tham mưu Sở Công Thương thẩm định 02 đề án đề nghị hỗ trợ kinh phí khuyến công quốc gia (bổ sung đợt 2) năm 2023 báo cáo Cục Công Thương với tổng kinh phí 1,2 tỷ đồng. Khảo sát lựa chọn, xây dựng kế hoạch khuyến công quốc gia năm 2024 báo cáo Sở Công Thương, trình Cục Công Thương địa phương tổng hợp.
Hoạt động khuyến công địa phương năm 2023: Kế hoạch kinh phí khuyến công địa phương được bố trí 5,5 tỷ đồng. Đến nay đã bố trí hỗ trợ 18 đề án với tổng kinh phí 1,778 tỷ đồng (đạt 32,33% kế hoạch). Trong đó: 03 đề án đào tạo nghề, truyền nghề ngắn hạn (120 triệu đồng); 03 đề án tổ chức tập huấn, hội thảo, diễn đàn, khởi sự doanh nghiệp (120 triệu đồng); 03 đề án tổ chức Hội chợ, triển lãm, tham gia Hội chợ, triển lãm hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề (300 triệu đồng); 02 đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến, chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (555 triệu đồng); 04 đề án xây dựng các Chương trình truyền hình, truyền thanh; xuất bản bản tin, ấn phẩm; xây dựng dữ liệu, trang thông tin điện tử; tờ rơi, tờ gấp và các hình thức thông tin đại chúng khác về phát triển Công Thương (589 triệu đồng); 01 đề án nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công (68 triệu đồng); 02 đề án quản lý chương trình, đề án khuyến công (26,28 triệu đồng). Tổng hợp hồ sơ đề nghị của các địa phương báo cáo Sở Công Thương tham mưu cho UBND tỉnh bố trí số kinh phí còn lại đợt 2 năm 2023 với số kinh phí còn lại là: 3.722 triệu đồng.
Để hoàn thành kế hoạch chương trình khuyến công Quốc gia và khuyến công địa phương từ nay đến hết năm 2023 còn nhiều khó khăn, thách thức.Sở Công Thương Nghệ An tiếp tục chỉ đạo Trung tâm Hỗ trọ và Tư vấn phát triển công thương bám sát chỉ đạo, hướng dẫn của Cục Công thương địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, Sở Công Thương. Tích cực đôn đốc, kiểm tra giám sát tình hình thực hiện các đề án khuyến công quốc gia và địa phương; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thụ hưởng nguồn kinh phí khuyến công thực hiện theo đúng kế hoạch được phê duyệt. Quyết toán các đề án khuyến công theo đúng tiến độ.Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách về khuyến công giúp các cơ sở, doanh nghiệp, làng nghề sản xuất công nghiệp tích cực tham gia thực hiện chương trình khuyến công theo đúng chương trình giải quyết việc làm cho người lao động. Chủ động phối hợp với các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể lồng ghép với các chương trình, dự án, chương trình mục tiêu quốc gia để nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công. Xây dựng các chương trình, đề án theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, có sức lan tỏa để khuyến khích thúc đẩy các cơ sở đầu tư mạnh mẽ nhằm tạo chuyển biến rõ rệt cho sự phát triển của ngành. nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo động lực cho cơ sở đầu tư vào hoạt động sản xuất công nghiệp nông thôn, tạo sức lan tỏa từ chính sách khuyến công. Để hoàn thành kế hoạch khuyến công 6 tháng cuối năm cần đưa ra một số giải pháp cần khắc phục như sau:
Một là, chủ động nắm bắt các khó khăn vướng mắc của các đơn vị thụ hưởng để từng bước tháo gỡ, hỗ trợ các đơn vị triển khai đề án đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ, sử dụng kinh phí hỗ trợ đúng mục đích, chế độ, chính sách cũng như các quy định khác về quản lý hoạt động Khuyến công. Hướng dẫn các địa phương trên địa bàn triển khai thực hiện các đề án được hỗ trợ năm 2023, thanh quyết toán các đề án đảm bảo đúng quy định và tiến độ đề ra.
Hai là, tăng cường hỗ trợ giúp các doanh nghiệp trong việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm, kích cầu tiêu thụ để giúp doanh nghiệp lưu thông hàng hóa, tạo được doanh thu, tái đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuyên truyền, phổ biến chính sách về hoạt động khuyến công trên địa bàn trên thông tin của địa phương với các phương thức phong phú, đa dạng, thu hút sự chú ý, làm cho các cấp, các ngành nắm được các chủ trương chính sách của Nhà nước về công tác khuyến công để chỉ đạo, phối hợp tham gia chương trình.
Ba là, Xây dựng các chương trình, đề án theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, có sức lan tỏa để khuyến khích thúc đẩy các cơ sở đầu tư mạnh mẽ nhằm tạo chuyển biến rõ rệt cho sự phát triển của ngành. Ngoài hoạt động khuyến công cần tăng cường hoạt động tư vấn khuyến công hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất, làng nghề doanh nghiệp trên địa bàn nắm được chính sách hỗ trợ để phát triển sản xuất trong thời gian tới.
Bốn là,Tiếp tục phối hợp UBND các huyện, thành phố, thị xã để hướng dẫn, giúp các doanh nghiệp tiếp cận đến các chính sách hỗ trợ về khuyến công, tư vấn giúp các doanh nghiệp đăng ký đề xuất các để án hỗ trợ kinh phí địa phương địa phương năm 2023 và xây dựng các đề án đề nghị hỗ trợ khuyến công quốc gia năm 2024 theo kế hoạch đã đăng ký với Cục Công thương địa phương
Năm là, Thực hiện tốt công tác nghiệm thu cơ sở các đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị, đôn đốc các đơn vị hoàn thành công tác thanh quyết toán đề án khuyến công đảm bảo thời gian và nội dung đầy đủ và đúng tiến độ đề ra.