image banner
Phối hợp, hỗ trợ thu hút đầu tư các dự án trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại của tỉnh Sơn La
Lượt xem: 141

Ngày 07/4/2023, Sở Công Thương tỉnh Sơn La ban hành công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc phối hợp, hỗ trợ thu hút đầu tư các dự án trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại của tỉnh Sơn La.

Theo công văn, Sở Công Thương tỉnh Sơn La giới thiệu một số tiềm năng, lợi thế, cụ thể:

Điều kiện tự nhiên, xã hội tỉnh Sơn La Vị trí địa lý: Sơn La là tỉnh nằm ở trung tâm của Khu vực Tây Bắc, kết nối giao thương thuận lợi với các tỉnh Điện Biên, Hòa Bình, Yên Bái..., Có 274 Km đường biên giới giáp với nước CHDCND Lào, có 01 cửa khẩu quốc tế Lóng Sập, 01 cửa khẩu chính Chiềng Khương;

 Địa hình, thổ nhưỡng: Sơn La có diện tích tự nhiên trên 1.410.983 ha, lớn thứ 3 cả nước và đứng đầu khu vực Trung du miền núi Bắc Bộ, trong đó có 28,98% diện tích (408.970 ha) đất nông nghiệp; Sơn La có độ cao trung bình 600 – 700m, có 2 cao nguyên là Mộc Châu (1.050m) và Nà Sản (800m) đất đai tương đối bằng phẳng, màu mỡ, phì nhiêu;

Khí hậu, thời tiết: Sơn La có khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, nóng ẩm, mưa nhiều, thích hợp với nhiều chủng loại cây trồng, tạo điều kiện phát triển một nền sản xuất nông, lâm nghiệp phong phú;

Nguồn nước, thủy văn: Sơn La có hệ thống thủy văn phong phù với 02 hệ thống sông chính là Sông Mã (dài 94Km, có 17 phụ lưu) và Sông Đà (dài 235Km, có 32 phụ lưu) ; có 432Km2 lòng hồ thủy điện Sơn La và thủy điện Hòa Bình thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản;

Dân số, dân tộc, con người: Sơn La có dân số trên 1,27 triệu người với 12 dân tộc anh em, số người trong độ tuổi lao động khoảng 735.000 người; có nguồn lao động tương đối trẻ, dồi dào, cần cù chịu khó.

Tình hình sản xuất nông nghiệp, cơ hội phát triển công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ thương mại để kết nối tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh Sơn La: là vựa cây ăn quả lớn thứ 2 cả nước với diện tích trên 4.700 ha cây ăn quả phục vụ xuất khẩu. Trên địa bàn tỉnh Sơn La đã hình thành được vùng nguyên liệu nông sản tập trung với khối lượng hàng hoá nông sản lớn. Từng bước gắn kết việc phát triển vùng nguyên liệu với các cơ sở công nghiệp chế biến, hình thành các chuỗi sản xuất nông nghiệp.  

Khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương, tỉnh Sơn La đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm gắn với đẩy mạnh công nghiệp chế biến, kết nối tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.

Đến nay, một số vùng nguyên liệu nông sản của Sơn La nằm trong số những tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng và chất lượng như: sản lượng quả nhãn trên 100.000 tấn, mận đạt 81.000 tấn (lớn nhất cả nước); xoài khoảng 64.000 tấn (đứng thứ 2 cả nước); Cà phê nhân arabica khoảng 33.375 tấn (đứng thứ 2 cả nước), sắn 497.000 tấn (đứng thứ 5 cả nước), Mía khoảng 621.000 tấn; Cao su khoảng 4.700 tấn; Chè búp tươi khoảng 54.000 tấn; số lượng bò sữa trên 26 nghìn con với sản lượng sữa 100.000 tấn; Đàn trâu khoảng 123.00 con; Đàn bò thịt khoảng 338.000 con.

Nông nghiệp Sơn La có những bước phát triển mạnh trong những năm qua là tiền đề, lợi thế cho phát triển công nghiệp chế biến nông sản và kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang trân trọng thông báo tới các cơ sở công nghiệp nông thôn, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân biết và liên hệ./.

Tải về

Văn Long
Thông báo
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ CÔNG THƯƠNG
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Phạm Văn Hóa - Giám đốc Sở

Trụ sở: Số 70 - Nguyễn Thị Minh Khai - Vinh - Nghệ An
Điện thoại: (0238)3 844 970 - Email: ct@nghean.gov.vn