Tình hình sản xuất công nghiệp tháng 11 năm 2024 trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Sản xuất công nghiệp tháng 11 năm
2024 trên địa bàn tỉnh Nghệ An còn gặp nhiều khó khăn, thách thức do tình hình
kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp và bất ổn, sức ép về lạm phát, tỷ
giá, lãi suất, đặc biệt là giá nguyên vật liệu đầu vào khan hiếm và đang ở mức
cao. Nhưng nhờ sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp
với các sở ngành trong việc hỗ trợ doanh nghiệp và đặc biệt là sự sáng tạo,
linh hoạt, chủ động của doanh nghiệp nên tình hình sản xuất công nghiệp trên địa
bàn vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá.
Chỉ
số sản xuất công nghiệp tháng 11 năm 2024 ước tăng 13,52% so với cùng kỳ. Cụ thể:
ngành Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa
không khí tăng 23,45%; Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12,83%; Cung cấp nước,
hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,09% và Công nghiệp khai
khoáng tăng 5,01%.
Tháng
11 năm 2024, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh tái sản xuất, mở rộng quy mô kinh
doanh, nhiều dự án mới được triển khai đi vào hoạt động đóng góp vào tăng trưởng
kinh tế tỉnh như: Viên nén sinh khối, hạt phụ gia Taical của các Nhà máy Mega,
linh kiện điện tử, linh kiện phụ tùng ô tô, modul pin năng lượng mặt trời, giày
da. Nhiều doanh nghiệp dự kiến tăng sản lượng sản xuất do nhận được các đơn hàng
xuất khẩu, một số sản phẩm sản xuất tăng trưởng so với cùng kỳ như: Tai nghe
không nối với micro ước đạt 5,8 triệu cái, tăng 99,35%; Điện sản xuất trong
tháng ước đạt 365 triệu KWh, tăng 33,38%; Sữa chua ước đạt 5,6 nghìn tấn, tăng
32,24%; Dịch vụ sản xuất dây cáp điện ước đạt 759,8 tỷ đồng, tăng 29,98%; Đá chế
biến ước đạt 83,9 nghìn m3, tăng 25,59%; Phân NPK ước đạt 7,5 nghìn tấn, tăng
18,81%; Tôn lợp ước đạt 141,8 nghìn tấn, tăng 16,38%; Ống nhựa Tiền Phong ước đạt
1,4 nghìn tấn, tăng 15,02%; Thức ăn gia súc ước đạt 16,8 nghìn tấn, tăng
13,03%.
Bên
cạnh đó một số doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn do thị trường xuất khẩu giảm,
giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, một số nhà máy không tuyển dụng được lao
động theo yêu cầu, thiếu nguyên liệu, sản phẩm sản xuất ra khó tiêu thụ, một số
đơn hàng cũ bị cắt giảm do thay đổi công nghệ sản phẩm như: Sợi ước đạt 400 tấn,
giảm 57,36%; Loa BSE ước đạt 4,5 triệu cái, giảm 45,05%; Nước mắm ước đạt 35,6
triệu lít, giảm 28,14%; Bê tông tươi ước đạt 25,9 nghìn m3, giảm 23,49%; Bia
đóng chai ước đạt 3,6 triệu lít, giảm 12,36%; Clanhke xi măng ước đạt 613,4
nghìn tấn, giảm 8,82%; Vỏ hộp lon bia ước đạt 609 tấn, giảm 6,53%.
Tốc độ tăng/giảm IIP 11 tháng so với cùng kỳ năm trước trong giai đoạn 2018-2024 (%)
Tính
chung 11 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 11,01% so với cùng kỳ.
Trong đó: ngành Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều
hòa không khí tăng 21,33%; Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,07%; Cung cấp
nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,92% và Công nghiệp
khai khoáng tăng 4,74%.
Chỉ
số sản xuất ngành Công nghiệp tăng do các doanh nghiệp nỗ lực trở lại sản xuất,
quy mô một số nhà máy được mở rộng, dự án mới đầu tư như viên nén, hạt phụ gia,
hàng may mặc, mũ giày da xuất khẩu, linh kiện điện tử, phụ tùng ô tô đi vào hoạt
động, nhu cầu một số sản phẩm tăng như: Micro ước đạt 115,3 triệu cái, gấp 9,8
lần; Tai nghe không nối với micro ước đạt 52,8 triệu cái, tăng 76,08%; Dịch vụ
sản xuất dây cáp điện ước đạt 7.041,5 tỷ đồng, tăng 70,86%; Đá chế biến ước đạt
1,1 triệu m3, tăng 50,87%; Vỏ bào, dăm gỗ ước đạt 253,7 nghìn tấn, tăng 34,16%;
Bê tông tươi ước đạt 389,1 nghìn m3, tăng 27,86%; Điện sản xuất ước đạt 3.852,1
triệu KWh, tăng 26,78%; Đường ước đạt 101,2 nghìn tấn, tăng 19,84%; Vỏ hộp lon
bia ước đạt 6,3 nghìn tấn, tăng 15,54%; Bao bì bằng giấy ước đạt 47,8 triệu chiếc,
tăng 15,43%.
Bên
cạnh những điểm sáng tích cực trên, ngành công nghiệp chế biến chế tạo có một số
ngành giảm mạnh như: chỉ số sản xuất ngành sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất
giảm 11,12%; ngành sản xuất kim loại giảm 6,38%; ngành sản xuất phương tiện vận
tải khác giảm 5,94%. Vẫn còn không ít những doanh nghiệp, nhà máy gặp khó khăn,
thách thức, khó khôi phục được sản xuất do ảnh hưởng của tình hình thế giới,
trong nước và trong tỉnh nên một số sản phẩm có mức tăng trưởng thấp và giảm
như: Loa BSE ước đạt 43,1 triệu cái, giảm 39,80%; Dock sạc ước đạt 16,9 triệu
cái, giảm 30,55%; Nước mắm ước đạt 279,6 triệu lít, giảm 17,60%; Phân NPK ước đạt
43,5 nghìn tấn, giảm 11,65%; Bia đóng chai ước đạt 33,0 triệu lít, giảm 10,18%;
Clanhke xi măng ước đạt 6,6 triệu tấn, giảm 7,96%./.